Thứ Ba, 7 tháng 8, 2018

3 Năm trong vòng xoáy kiện tụng của vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên

Kết hôn, cùng khởi nghiệp để xây dựng một đế chế cà phê hùng mạnh nhưng 3 năm qua, cuộc sống của vợ chồng 'vua cà phê' Trung Nguyên liên tiếp trong vòng xoáy pháp lý.
Thông tin hoạt động kinh doanh của Tập đoàn Trung Nguyên thời gian qua đã bị lu mờ trước những ồn ào kiện tụng lẫn nhau giữa hai vợ chồng nhà sáng lập Đặng Lê Nguyên Vũ và Lê Hoàng Diệp Thảo.
Cuộc chiến pháp lý giữa hai vợ chồng này đan xen nhiều vụ kiện kéo dài dai dẳng suốt 3 năm.
Căng thẳng tranh chấp quyền điều hành Trung Nguyên
Vụ lùm xùm bắt đầu từ tháng 4/2015, khi ông Đặng Lê Nguyên Vũ đột ngột bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo (vợ của ông Vũ) tại Tập đoàn Trung Nguyên.
Cũng trong đơn kiện, bà Thảo cho biết tháng 10/2015, ông Vũ lại có văn bản triệu tập cuộc họp Hội đồng Quản trị (HĐQT) để thảo luận, biểu quyết miễn nhiệm chức vụ Chủ tịch HĐQT kiêm Phó tổng giám đốc của bà Thảo và thay đổi người đại diện theo pháp luật tại tập đoàn này. Bà Thảo có văn bản không đồng ý việc triệu tập cuộc họp nhưng sau đó ông Vũ vẫn tổ chức mà vắng mặt người có liên quan.
Xung đột trong việc tranh chấp quyền điều hành ở tập đoàn Trung Nguyên khơi mào cho nhiều vụ kiện sau này của vợ chồng "vua cà phê"." style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; box-sizing: border-box; border: none; color: blue; font-family: RobotoCondensed-Bold;">3 nam trong vong xoay kien tung cua vo chong vua ca phe trung nguyen
Xung đột trong việc tranh chấp quyền điều hành ở tập đoàn Trung Nguyên khơi mào cho nhiều vụ kiện sau này của vợ chồng "vua cà phê".
Trong cuộc họp vào ngày 2/11/2015, do ông Vũ chủ trì, chỉ có 2 thành viên là ông và mẹ ông để lập biên bản và ra nghị quyết miễn nhiệm bà Thảo khỏi các chức vụ nêu trên. Cuộc họp cũng quyết định bầu ông Vũ vào vị trí Chủ tịch kiêm CEO của Trung Nguyên, thay đổi người đại diện pháp luật từ bà Thảo sang ông Vũ.
Bà Thảo cho rằng các quyết định miễn nhiệm bà và bổ nhiệm ông Vũ không đúng quy định pháp luật, gây bất lợi, ảnh hưởng đến việc điều hành của bà trong công ty. Do đó, tháng 11/2015, bà Thảo khởi kiện quyết định trên lên Tòa án nhân dân (TAND) tỉnh Bình Dương.
Tháng 8/2016, TAND Bình Dương đã xét xử sơ thẩm vụ kiện này, tuyên không chấp nhận yêu cầu của bà Thảo vì cho rằng các văn bản mà bà Thảo yêu cầu tòa hủy đã được phía ông Vũ thu hồi trước khi tòa sơ thẩm xét xử vụ án.
Sau đó, vụ việc được TAND TP.HCM thụ lý. Ngày 22/9/2017, TAND TP.HCM xét xử sơ thẩm vụ kiện với phán quyết hủy quyết định bãi nhiệm chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Lê Hoàng Diệp Thảo do ông Vũ (với tư cách Chủ tịch HĐQT) ký tháng 4/2015.
Đồng thời, chức danh Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo trong Tập đoàn Trung Nguyên được khôi phục. Tòa cũng yêu cầu ông Đặng Lê Nguyên Vũ không được ngăn cấm bà Thảo tham gia điều hành, quản lý tại tập đoàn này.
Tuy nhiên, sau khi có kết quả phúc thẩm, bà Thảo vẫn chưa thể về lại Trung Nguyên. Ngày 10/10/2017, ông Vũ và Công ty cổ phần Tập đoàn Trung Nguyên đã gửi đơn kháng cáo và tiếp tục ra quyết định bãi nhiệm chức vụ Phó tổng giám đốc thường trực của bà Thảo.
Ngày 7/2 mới đây, theo lịch ban đầu, vụ việc sẽ được đưa ra xét xử sơ thẩm ở Tòa án Nhân dân Cấp cao tại TP.HCM. Tuy nhiên, phiên tòa đã bị tạm hoãn. Việc mở lại phiên tòa sẽ xem xét sau đó.
Ly kỳ chuyện tranh đoạt con dấu
Không chỉ tranh chấp quyền điều hành Trung Nguyên, cuộc chiến pháp lý của vợ chồng "vua cà phê" đan xen giữa nhiều vụ kiện. Nếu bà Thảo khởi kiện về việc bị bãi nhiệm không hợp lệ thì ông Vũ cũng đi kiện bà Thảo vì bị chiếm đoạt con dấu của Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên (TNH) .
Cụ thể, ngày 21/3, Tòa Kinh tế TAND TP.HCM đã mở phiên xét xử sơ thẩm vụ kiện dân sự giữa nguyên đơn là TNH do ông Đặng Lê Nguyên Vũ là Chủ tịch HĐQT và bị đơn là bà Lê Hoàng Diệp Thảo.
Ông Vũ đứng đơn khởi kiện yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi chiếm giữ trái phép các con dấu và giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH cùng các công ty con thuộc Tập đoàn Trung Nguyên.
Ông Vũ thắng kiện vợ trong vụ kiện đòi lại con dấu của TNH." style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; box-sizing: border-box; border: none; color: blue; font-family: RobotoCondensed-Bold;">
Ông Vũ thắng kiện vợ trong vụ kiện đòi lại con dấu của TNH.
Trong đơn kiện, ông Vũ và TNH cho rằng bà Thảo đã dẫn theo một số người đến trụ sở của TNH khống chế bà Lê Thị Bích Hạnh (thư ký Ban tổng giám đốc) để cưỡng đoạt bất hợp pháp hàng loạt con dấu và Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH, các công ty con và chi nhánh của các công ty trong hệ thống Tập đoàn Trung Nguyên. Ông yêu cầu bà Thảo chấm dứt hành vi đóng dấu lên chữ ký của người không có thẩm quyền của TNH; chấm dứt hành vi nhân danh TNH để thực hiện các công việc không thuộc thẩm quyền.
Hội đồng xét xử TAND TP.HCM đã chấp nhận toàn bộ đơn khởi kiện của Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên, tuyên buộc bà Thảo phải trả lại con dấu đã chiếm giữ trái phép cũng như giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của TNH.
Tòa nhận định căn cứ giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu (12/12/2009) và giấy thay đổi lần 3 ngày 12/4/2016 thì TNH có người đại diện theo pháp luật là ông Đặng Lê Nguyên Vũ. Theo quy định của pháp luật doanh nghiệp, việc quản lý sử dụng con dấu phải thực hiện theo điều lệ công ty.
Pháp lý cuộc ly hôn nghìn tỷ vẫn chưa có hồi kết
Những tranh chấp liên quan đến hoạt động kinh doanh của Trung Nguyên và các công ty liên quan cũng xảy ra đồng thời với cuộc ly hôn nghìn tỷ giữa hai vợ chồng sáng lập thương hiệu cà phê này.
Năm 2015, bà Thảo lần đầu đưa đơn ly hôn ra tòa. Đến nay, sau 3 năm, vụ việc vẫn chưa có hồi kết. Bà Thảo cũng có đơn gửi đến Chánh án TAND TP.HCM, yêu cầu áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời để bảo vệ quyền đồng sở hữu tài sản của vợ chồng trong tập đoàn Trung Nguyên trong vụ án ly hôn.
Nói về việc này, bà Thảo từng nhấn mạnh rằng sự việc đang được giải quyết trên cơ sở tôn trọng pháp luật và phán quyết của tòa án. Khi có kết quả cuối cùng, công ty sẽ có thông báo cụ thể. Bà Thảo mong muốn những việc cá nhân hay gia đình không ảnh hưởng đến việc kinh doanh.
Theo số liệu năm 2018, Tập đoàn Trung Nguyên có vốn điều lệ 1.500 tỷ đồng và ông Đặng Lê Nguyên Vũ vẫn là đại diện pháp lý và có quyền điều hành. Tuy nhiên, trong thời gian này, tòa án thụ lý xem xét vụ ly hôn của ông bà chủ thương hiệu cà phê Trung Nguyên, hai vợ chồng cùng sở hữu 93% tài sản hữu hình và vô hình, bao gồm các thương hiệu như Trung Nguyên, G7.
Vụ ly hôn giữa hai nhà sáng lập tập đoàn Trung Nguyên vẫn chưa có hồi kết" style="margin-right: 0px; margin-left: 0px; padding-right: 0px; padding-left: 0px; box-sizing: border-box; border: none; color: blue; font-family: RobotoCondensed-Bold;">3 nam trong vong xoay kien tung cua vo chong vua ca phe trung nguyen
Vụ ly hôn giữa hai nhà sáng lập tập đoàn Trung Nguyên vẫn chưa có hồi kết
Tập đoàn Trung Nguyên còn sở hữu nhiều công ty con, có thể kể tới: Công ty cổ phần Cà phê Trung Nguyên với vốn điều lệ 500 tỷ đồng, Công ty cổ phần Trung Nguyên Franchising với vốn điều lệ 100 tỷ đồng; Công ty cổ phần Đầu tư Trung Nguyên vốn lên đến gần 3.200 tỷ đồng và hệ thống bán lẻ G7. Năm 2012, Trung Nguyên đã sở hữu 5 nhà máy và một chuỗi 40 cửa hàng cà phê khắp trong và ngoài nước.
Ngoài ra, hệ thống Trung Nguyên còn có Công ty cổ phần Cà phê hòa tan Trung Nguyên với số vốn điều lệ 200 tỷ đồng, Công ty TNHH Du lịch Đặng Lê với số vốn 98 tỷ đồng.
Công ty Đầu tư Du lịch Đặng Lê do Tập đoàn Trung Nguyên nắm 70% vốn, ông Vũ và bà Thảo mỗi người 15%. Đại diện công ty ban đầu thuộc bà Thảo, nhưng ông Vũ đã chuyển quyền quản lý sang tên mình.
Ông Vũ và bà Thảo kết hôn vào năm 1998. Ngoài chuyện phát triển Tập đoàn Trung Nguyên, cặp đôi này cũng có với nhau 4 người con. Đến nay cuộc ly hôn nghìn tỷ này vẫn chưa có hồi kết.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét