Thứ Năm, 30 tháng 11, 2017

Tin tức giá tiêu hôm nay tây nguyên 30 tháng 11

Gia tieu hom nay 30.11 tiếp tục không có nhiều thay đổi trong nhiều tháng qua. Giá tiêu hôm nay hầu như không đổi tại hầu hết các tỉnh, thành được khảo sát. Hiện, giá hồ tiêu hiện giao dịch trong khoảng 76.000 – 77.000 đồng/kg.


>>> Xem thêm thông tin giá tiêu hôm nay tại daklak

Giá tiêu hôm nay 30.11 không có nhiều biến động

Tại Ấn Độ, giá hồ tiêu giao ngay duy trì đà giảm vì cảm nhận về thị trường giá xuống được hình thành sau khi báo cáo cho biết sự xuất hiện ngày càng nhiều của hồ tiêu nhập khẩu giá rẻ.

Giá tiêu hôm nay 30.11 không có nhiều biến động
Giá tiêu hôm nay 30.11 không có nhiều biến động
Trên thị trường đầu mối, 10 tấn hồ tiêu các loại được giao dịch với mức 375 rupee/kg. Hồ tiêu Ấn Độ xuất khẩu sang châu Âu ở mức giá 6.700 USD/tấn và sang Mỹ là 6.950 USD/tấn.

Theo khảo sát của phóng viên Dân Việt, giá tiêu hôm nay tại các vùng nguyên liệu ở Việt Nam tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Cụ thể, giá tiêu ngày 21.11 tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước ở mức 77.000 đồng/kg; giá tiêu tại Đồng Nai tăng 1.000 đồng/kg, đạt 77.000 đồng/kg, tại Gia Lai giữ nguyên mức 76.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay giữ nguyên mức 78.000 đồng/kg từ tuần trước. 

Trái với mong ước và kì vọng của nhiều nông dân cũng như những người buôn hồ tiêu, giá hồ tiêu vẫn đang có xu hướng giảm suốt từ đầu năm tới nay. Theo đó, thời điểm tháng 2-3 là thời kỳ bắt đầu thu hoạch vụ 2017, giá tiêu trung bình nông dân bán ra khoảng 110.000 – 125.000 đồng/kg, nhưng tới tháng 7 giảm chỉ còn khoảng 85.000 đồng/kg tiêu đen đầu giá loại 500g/l, và tính đến nay, giá tiêu lại càng tụt sâu hơn và rất khó hồi phục do nguồn cung ra thị trường thế giới còn rất dồi dào. 

Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), tổng nguồn cung toàn cầu năm 2017 sẽ khoảng 460.000 tấn, cao hơn 2016 khoảng 25.000 tấn, tăng 6-7%, trong khi tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu chỉ khoảng 3%, như vậy cung đang cao hơn cầu.

Năm 2018, tuy năng suất hồ tiêu một số nước sản xuất lớn (trong đó có Việt Nam, nước sản xuất lớn nhất) có thể giảm, nhưng do diện tích cho thu hoạch vẫn tăng nên tổng nguồn cung toàn cầu 2018 vẫn sẽ cao hơn 2017 và cao hơn nhu cầu. 

IPC nhận định, nguồn cung cao hơn cầu khiến giá thế giới có xu hướng không tăng, lợi nhuận từ sản xuất hồ tiêu với nông dân sẽ không thể được như trước đây. 

Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn do một loạt rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường có giá trị gia tăng cao như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan...

Trước thực trạng trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đề xuất nhóm 7 giải pháp cơ bản để có thể phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam.

Nông dân huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) chăm sóc vườn tiêu. Ảnh: Nguyễn Đông

Một là tập trung nguồn lực vào khâu sản xuất và sau thu hoạch, trong đó đặc biệt quan tâm tới quy hoạch vùng sản xuất phù hợp, có chiến lược và hành động cụ thể từ nghiên cứu, chuyển giao, khuyến nông đào tạo tới việc tổ chức liên kết sản xuất - tiêu thụ, cung cấp thông tin về canh tác và thông tin thị trường cho từng vùng.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao trình độ cho người trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồ tiêu, đăc biệt trình độ canh tác theo VietGAP, Global GAP, canh tác theo hướng xen canh. Các cơ quan chuyên trách của ngành nông nghiệp trung ương, địa phương và các doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu đều phải có trách nhiệm để có hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu. 

Hai là hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về hóa chất sử dụng trên hồ tiêu, rà soát và nhanh chóng nhất có thể, loại bỏ các hoạt chất mà các thị trường nhập khẩu đã hạn chế hoặc cấm nhập; Hoàn thiện Bộ Tài liệu tập huấn về Qui trình canh tác HT theo GAP; Quản lý chặt hơn nữa việc SX và phân phối thuốc BVTV...

Ba là kết nối với các tổ chức quốc tế như Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA), Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA), Tổ chức Quốc tế của Hiệp hội Thương mại Gia vị (IOSTA) và nhiều tổ chức khác để chia sẻ thông tin về yêu cầu thị trường, về chất lượng... nhằm hỗ trợ sản xuất hồ tiêu Việt Nam đáp ứng nhu cầu/ tiêu chuẩn quốc tế.

Bốn là tổ chức liên kết SX hồ tiêu theo chuỗi, có chứng nhận xuất xứ vùng trồng, giảm bớt trung gian trong khâu thu mua nguyên liệu để có thể kiểm soát được chất lượng, đáp ứng yêu cầu các thị trường lớn, có giá trị cao như Mỹ, châu Âu...

Năm là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, khảo sát thị trường, tổ chức hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để mở rộng và giữ vững thị trường;

Sáu là, xét trên nhiều yếu tố, trong tương lai Việt Nam vẫn sẽ là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, có thể chi phối thị trường gia vị thế giới, do đó cần sớm hình thành sàn giao dịch hàng hoá hồ tiêu để hồ tiêu Việt Nam thực sự trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp cao từ tổ chức sản xuất tới tiêu thụ đồng thời giúp tăng tính minh bạch, giảm thiểu rủi ro giá cả và thương mại cho cả nông dân trồng hồ tiêu và các doanh nghiệp xuất khẩu.


Bảy là, nhìn tổng thể cung/cầu hồ tiêu toàn cầu, để ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững, cần quy hoạch diện tích trồng hồ tiêu cả nước ổn định ở mức 100.000 ha, cho sản lượng khoảng 150.000 tấn/năm, trong đó tiêu chất lượng cao đạt 90%, với cơ cấu sản phẩm: Tiêu đen khoảng 70% (trong đó tiêu đen nghiền bột khoảng 15%), tiêu trắng khoảng 30% (trong đó tiêu trắng nghiền bột khoảng 25%).

Đọc thêm thông tin giá tiêu hôm nay trong tuần:

  • Giá tiêu hôm nay 21/11 vẫn giữ mức ổn định
  • Giá tiêu hôm nay 20/11 đăng tăng nhẹ
  • Giá tiêu hôm nay 18/11 báo tăng 1.000 đồng/kg

Thứ Tư, 29 tháng 11, 2017

Cập nhật tin giá tiêu tây nguyên hôm nay 29-11

Giá tiêu hôm nay 29-11 đã liên tục giảm về mốc 75.000 đồng/kg, cách xa so với mốc đỉnh điểm 170.000-200.000 đồng/kg như 1 năm trước đây. Trong một chiều hướng khác, giá tiêu xuất khẩu bình quân trong 11 tháng đầu năm nay cũng giảm tới 33% chỉ đạt 5.377 USD/tấn. Hiệp hội hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã lên tiếng lý giải về giá tiêu hiện nay.Chưa bao giờ giá tiêu trong mấy ngày hôm nay giảm giá mạnh như thời điểm này.

>>> Xem thêm thông tin giá tiêu hôm nay tại daklak: http://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-hom-nay-2911-phuc-hoi-tro-lai-tai-mot-so-dia-phuong-gia-tieu-hom-nay-van-lang-song-38719.html

Giá tiêu hôm nay 29-11 vẫn đang ở mức bét
Giá tiêu hôm nay 29-11 vẫn đang ở mức bét


Được xếp vào hạng cường quốc về xuất khẩu hồ tiêu, cây tiêu cũng đem lại lợi nhuận "khủng" cho nông dân. Thế nhưng mọi chuyện đã khác khi năm nay giá hồ tiêu giảm thê thảm. Nhà nhà ào ạt trồng tiêu, nhưng chất lượng thì không đảm bảo... Nhiều thị trường nhập khẩu cũng đã "phản ứng" vì tiêu Việt Nam tồn dư thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật (BVTV)...

Những lời cảnh báo…

Giữa năm 2015, khi hồ tiêu đang ở thời điểm "hoàng kim" vì mang lại lợi nhuận "khủng", lọt vào top những nông sản xuất khẩu tỷ đô... thì Hiệp hội Gia vị châu Âu đã có thư gửi Bộ NNPTNT cảnh báo dư lượng hóa chất trong hạt tiêu Việt Nam. Thư cảnh báo khiến cả người trồng tiêu và giới kinh doanh "giật mình" nhìn lại. Sang năm 2016, một số nước châu Âu tiếp tục cảnh báo khi phát hiện hàm lượng chất diệt nấm Carbendazim vượt quá giới hạn cho phép trong lô hàng hạt tiêu đen của doanh nghiệp Việt Nam.


Theo bảng tổng hợp giá tiêu xuất khẩu của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá tiêu đen Việt Nam xuất khẩu đã về vị trí hạng "bét" so với các đối thủ khác trên thế giới. Không chỉ vậy, ở sản phẩm tiêu trắng (tiêu sọ), giá chung cũng giảm nhưng hàng Việt Nam vẫn có giá thấp hơn so với các nước khác. Đặc biệt, tiêu trắng Trung Quốc có giá cao gấp đôi tiêu trắng Việt Nam.

Theo kết quả tổng hợp cảnh báo của EU, từ đầu năm 2015 đến giữa năm 2016, có 17 lô hàng xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam bị phát hiện chứa dư lượng của 11 loại thuốc BVTV vượt mức quy định và cảnh báo về 3 chất có tần suất xuất hiện cao khác. Còn tại thị trường Nhật Bản, cơ quan chức năng nước này cũng đã đưa mức dư lượng hoạt chất Carbendazim trong hạt tiêu về mức 0, nếu không đạt chuẩn này, Nhật Bản sẽ từ chối nhập tiêu Việt Nam.

Theo đánh giá của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), giá hồ tiêu tăng cao đã đem lại mức siêu lợi nhuận cho người trồng trong những năm qua, từ 300 triệu đến trên 1 tỷ đồng/ha. Do đó, nông dân đã ồ ạt mở rộng diện tích.

Diện tích thống kê năm 2017 đã tăng gấp đôi so với năm 2013, đã có 28 tỉnh, thành trồng tiêu. Phía Bắc mở rộng đến Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa… Phía Nam mở rộng đến đất liền của Kiên Giang, Cà Mau… Các tỉnh có diện tích tiêu tăng đột biến và đứng đầu cả nước là Đăk Nông, Đăk Lăk, Gia Lai, Bình Phước… Chính việc gia tăng sản xuất một cách ào ạt, không kiểm soát, không theo quy hoạch, chạy theo lợi nhuận… đã đẩy hồ tiêu Việt Nam cũng như nhiều nông sản khác vào thế khó. Để tăng năng suất, tận dụng thời điểm giá bán cao trong khi phải đối mặt với bệnh chết nhanh chết chậm ngày càng lan rộng, nhiều nhà vườn trồng tiêu đã lạm dụng thuốc BVTV. Từ đó, dẫn đến kết quả dư lượng các hoạt chất cấm trên sản phẩm cao, thị trường nhập khẩu từ chối nhập hàng…

"Trong bối cảnh giá hồ tiêu ở mức cao, việc sản xuất theo hướng bền vững sẽ làm giảm năng suất của vườn tiêu xuống khoảng 50-70% nên rất khó để thuyết phục nông dân" - ông Đỗ Hà Nam, nguyên Chủ tịch VPA, Tổng Giám đốc Intimex từng chia sẻ.

Thứ trưởng Bộ NNPTNT Trần Thanh Nam cũng trăn trở rằng, năm nay, hồ tiêu Việt Nam rơi vào thế khó khăn vì các nước nhập khẩu đều lập rào cản, gây bất lợi cho hồ tiêu nước ta. Bên cạnh các yêu cầu về dư lượng thuốc BVTV, các tiêu chuẩn về phát triển bền vững, về thị trường… cũng đòi hỏi người trồng tiêu phải nỗ lực nhiều hơn nữa.

Giá tiêu hạng "bét"

Hoạt động thương mại, xuất khẩu hồ tiêu những năm qua cũng rất nhộn nhịp, số lượng doanh nghiệp tham gia xuất khẩu tăng mạnh và mở rộng khắp nơi đã giúp nông dân tiêu thụ được hết lượng sản phẩm sản xuất ra, đưa Việt Nam trở thành nước xuất khẩu đứng đầu thế giới với tỷ trọng trên 58% lượng xuất khẩu toàn thế giới.


Thế nhưng, do diện tích tăng quá nhanh, cung vượt cầu nên giá tiêu bắt đầu giảm mạnh từ nửa cuối năm 2016 đến nay. Có thời điểm tiêu được thương lái thu mua với giá gần 200.000 đồng/kg nhưng đến đầu năm nay chỉ còn mức 80.000 đồng/kg.

Đối với tiêu xuất khẩu, giá tiêu Việt Nam đã "tụt dốc không phanh" kéo theo giá thu mua hồ tiêu nội địa cũng tụt giảm đến 50% trong vài ba tháng qua. So với Indonesia, Malaysia, Trung Quốc… tiêu đen, tiêu trắng Việt Nam đang có giá thấp nhất trên thị trường xuất khẩu.

Ông Đỗ Hà Nam thông tin thêm, mặc dù xu thế giảm giá này không nằm ngoài dự đoán của giới chuyên môn, song không thể dự đoán trước được mức giá đã giảm quá sâu khi dự báo nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu vẫn tăng 4 – 5% trong năm nay.

Theo ông Nam, so với các đối thủ xuất khẩu hồ tiêu như Ấn Độ, Malaysia, Indonesia… giá hồ tiêu Việt Nam đã giảm sâu và tụt về vị trí hạng "bét" trong bảng so sánh. Riêng Ấn Độ, cả giá nội địa và giá xuất khẩu tiêu đen Malabar của nước này luôn cao gấp đôi so với giá tiêu Việt Nam (xem đồ họa). Giá tiêu đen Lampung của Indonesia, Sarawak của Malaysia cũng cao hơn tiêu Việt Nam, ở mức lần lượt là 6.688 USD/tấn và 7.650 USD/tấn trong tháng 4 và giảm còn 5.410 USD/tấn đối với tiêu Lampung, 7.650 USD/tấn đối với tiêu ASTA trong tháng 5, trong khi của Việt Nam là 4.518 USD/tấn.

Giá tiêu trong nước cũng tụt xuống mức thấp nhất trong vòng 5 năm qua. Từ đầu tháng 4 tới nay, giá tiêu đã giảm 50%, từ mức 150.000 đồng/kg xuống còn xấp xỉ 80.000 đồng/kg.

Theo bà Nguyễn Mai Oanh - Tổng Thư ký VPA, giá hồ tiêu thế giới giảm mạnh chủ yếu do… trồng tiêu của Việt Nam. Cụ thể, từ 2013, Việt Nam là nước sản xuất và xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới đã tăng diện tích trồng mới một cách chóng mặt và cho sản lượng rất cao, cao hơn 50.000 tấn so với những năm trước đó.

Đọc thêm nhiều bài viết liên quan giá tiêu hôm nay:


  • Giá tiêu hôm nay 21/11 vẫn giữ mức ổn định
  • Giá tiêu hôm nay 20/11 đăng tăng nhẹ
  • Giá tiêu hôm nay 18/11 báo tăng 1.000 đồng/kg

Hợp đồng WTI giao tháng 12 đã tăng hơn 16 USD/thùng

Theo Reuters, sản lượng dự báo tăng mạnh ở Nga, cùng với số giàn khoan dầu mọc thêm tại Mỹ đang đe dọa tới nỗ lực giảm nguồn cung dư thừa và thúc đẩy giá dầu của OPEC.


Nga - Mỹ đang tạo ra những thách thức mới đối với thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC
Nga - Mỹ đang tạo ra những thách thức mới đối với thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC

Nga và OPEC sẽ nhóm họp tại Vienna vào thứ Năm (30/11) để thảo luận về việc kéo dài thỏa thuận giảm sản lượng, có thể là đến hết năm 2018. Ảnh: REUTERS/Shannon Stapleton/File Photo


Sản lượng dầu từ dự án Sakhalin 1 của Nga được dự báo sẽ tăng khoảng 1/4 lên 250.000 – 260.000 thùng/ngày từ tháng 1, một nguồn tin đáng tin cậy cho biết, một dấu hiệu cho thấy rằng chính quyền Moscow có thể sẽ khó có thể tuân thủ thỏa thuận giảm sản xuất của OPEC.

Dự án Sakhalin 1, được vận hành bởi công ty ExxonMobil ngoài khơi đảo Sakhalin ở vùng Viễn Đông của Nga, đang sản xuất khoảng 20.000 thùng dầu/ngày.

"Từ tháng 1/2018, tổng sản lượng dầu tư Sakhalin 1 và một mỏ nhỏ ở vùng riêng biệt của Rosneft sẽ là khoảng 250.00 thùng/ngày", một nguồn tin cho hay.

Theo nguồn tin thứ hai, sản xuất sẽ tăng đến 260.000 thùng/ngày trong tháng 3/2018, tăng 1/4 từ khoảng 190.000 thùng/ngày trong năm 2017. Nguồn tin thứ 3 thì cho biết, sản lượng sẽ tăng nhiều hơn 250.000 thùng/ngày.

"Exxon đang nộp đơn xin phép để gia tăng sản xuất theo kế hoạch phát triển của công ty và hy vọng sẽ được thông qua vào năm sau", nguồn tin đầu tiên cho biết.

Hiện tại, công ty lựa chọn sản xuất lượng lớn đầu tiên và có thể cắt giảm sản lượng sau này nếu đơn xin không được không qua.

Công ty ONGC Videsh của Ấn Độ hiện đã lần đầu tiên phát hành 3 hồ sơ thầu để bán dầu thô Sokol từ dự án Sakhalin 1 trong 1 tháng.

OPEC, Nga và một số quốc gia xuất khẩu dầu khí lớn khác đã đồng thời giảm 1,8 triệu thùng dầu/ngày kể từ tháng 1 để giảm nguồn cung dư thừa và thúc đẩy giá dầu.
Các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ một lần nữa trở thành thách thức đối với OPEC

Reuters cho biết thêm, các nhà sản xuất dầu đá phiến của Mỹ đã bắt đầu tăng thêm nhiều giàn khoan nhằm phản ứng với việc giá dầu đi lên và sự tự tin về triển vọng thị trường dầu 2018 được cải thiện.

Kinh nghiệm cho thấy thay đổi về số giàn khoan dầu tại Mỹ thường đi theo xu hướng của sự biến đổi về giá dầu thô ngọt, nhẹ (WTI) với mức độ trì hoãn trong khoảng 16 – 20 tuần.

Số giàn khoan tăng vào giữa tháng 8, sau đó giảm trong suốt tháng 9 và tháng 10, phán ứng theo đợt giá dầu tăng trước đó và giảm trong giai đoạn tháng 2 đến giữa tháng 6.

Tuy nhiên, giá WTI gần đây giảm xuống mức thấp nhất trong này 21/6 và sau đó, có xu hướng đi lên trong 22 tuần, vì vậy số giàn khoan được dự báo sẽ bắt đầu tăng.

Số liệu từ công ty dịch vụ dầu khí Baker Hughes cho biết, số giàn khoan của Mỹ đã tăng từ mức thấp 729 giàn, hôm 3/11 lên 747 giàn tính đến ngày 22/11.

Các công ty đang tăng số giàn khoan vì giá hợp đồng dầu giao ngay tăng mạnh, cải thiện dòng tiền của họ trong ngắn hạn, và triển vọng tươi sáng hơn có thể sẽ tạo ra nhiều lợi nhuận hơn trong năm tới.

Hợp đồng WTI giao tháng 12 đã tăng hơn 16 USD/thùng hay gần 40% kể từ cuối tháng 6. Hiện giá hợp đồng giao tháng 12 đã vượt qua mức cao nhất đạt được hồi tháng 2 và chạm đỉnh gần 31 tháng.

Số giàn khoan của Mỹ một lần nữa tăng lên nhấn mạnh thỏa thuận mà Arab Saudi, Nga, các thành viên OPEC và ngoài OPEC khác phải đạt được trong tuần này tại buổi họp tại Vienna.

Arab Saudi và các đồng minh đã nói rằng họ muốn kéo dài thỏa thuận giảm sản xuất để kìm hãm dầu thô thương mại của tổ chức OECD và lượng dầu dự trữ gần đạt mức trung bình trong 5 năm.

Thứ Ba, 28 tháng 11, 2017

Gia tieu hom nay trong nước không có nhiều biến động

Giá tiêu hôm nay ngày 28 tháng 11 vẫn giữ ổn định. Gia tieu hom nay trong nước không có nhiều biến động. Hiện giá hồ tiêu hôm nay vẫn giao dịch trong khoảng 74.000 – 77.000 đồng/kg. 



Giá tiêu hôm nay 28 tháng 11 không có nhiều biến động

Giá tiêu hôm nay 28 tháng 11 không có nhiều biến động 


Giá tiêu hôm nay 28 tháng 11 không có nhiều biến động 

Giá tiêu không có nhiều điều chỉnh trong những ngày qua, vẫn chưa thể bật lên mốc 78.000 đồng/kg/ Hiện, giá ở các tỉnh vẫn đang giao động ở mức 76.000 – 77.000 đồng/kg. Giá tiêu tại Đắc Lắk – Đắc Nông giữ mức 77.000 đ/kg. 


Giá tiêu tại Gia Lai là 76.000 đ/kg và giá tiêu tại Bà Rịa Vũng Tàu 78.000 đ/kg. Nhìn chung ở các vùng nguyên liệu giá tiêu hiện vẫn ở mức thấp do nhu cầu của thị trường thấp.


Theo báo cáo của bộ NNPTNT, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 11.2017 ước đạt 10.000 tấn, với giá trị đạt 46 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 11 tháng đầu năm 2017 ước đạt 203.000 tấn và 1,06 tỷ USD, tăng 20,1% về khối lượng nhưng giảm 21,7% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. 


Giá tiêu xuất khẩu bình quân 10 tháng đầu năm 2017 đạt 5.297,7 USD/tấn, giảm 34,6% so với cùng kỳ năm 2016. Ba thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 10 tháng đầu năm 2017 là Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất với thị phần lần lượt là 19,4%, 6,8%, và 5,8%.


Giá tiêu hôm nay tại miền Nam hầu như không đổi, mức giá trung bình vẫn là 75.000 đồng/kg. Tuy nhiên, tại Gia Lai và Bà Rịa – Vũng Tàu ghi nhận giá hồ tiêu hôm nay giảm 1.000 đồng xuống lần lượt 74.000 đồng và 76.000 đồng/kg.


Trong tuần trước, giá hồ tiêu hầu như diễn biến xu hướng đi ngang, chỉ trừ đợt giá trung bình rơi về ngưỡng 75.000 đồng/kg. hồ tiêu Ấn Độ xuất khẩu sang châu Âu với giá là 6.900 USD và sang Mỹ là 7.150 USD/tấn.


Thứ Hai, 27 tháng 11, 2017

Giá cà phê hôm nay giao dịch trong khoảng 76.000 – 78.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay tại tây nguyên 27-11 tiếp tục không có nhiều biến động. Hiện giá tiêu hôm nay vẫn giao dịch trong khoảng 76.000 – 78.000 đồng/kg. Mặc dù tuần qua giá tiêu có nhiều biến động nhiều, song giá tiêu vẫn chưa bật qua ngưỡng 78.000 đồng/kg.

>>> Xem thêm thông tin giá tiêu hôm nay tại daklak: http://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-hom-nay-2711-giam-tai-nhieu-dia-phuong-38512.html

Giá tiêu hôm nay 27-11 chưa bật qua ngưỡng 78.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 27-11 chưa bật qua ngưỡng 78.000 đồng/kg

Giá tiêu hôm nay 27-11

Tại Ấn Độ, thông tin từ thị trường cho biết việc Việt Nam, Brazil đã giảm giá hồ tiêu xuống xướng 4.000 USD/tấn và Sri Lanka xuống 4.900 USD/tấn đã khiến giá hồ tiêu giao ngay trên thị trường Ấn Độ tiếp tục giảm sâu.

Trên thị trường đầu mối, 15 tấn hồ tiêu được giao dịch trong khoảng 380 – 410 rupee/kg. Hồ tiêu Ấn Độ xuất khẩu sang châu Âu ở mức giá 6.750 USD/tấn và sang Mỹ là 7.000 USD/tấn. Trong khi, giá hồ tiêu xuất khẩu của Việt Nam và Brazil là 3.800 USD/tấn.

Trái với mong ước và kì vọng của nhiều nông dân cũng như những người buôn hồ tiêu, giá hồ tiêu vẫn đang có xu hướng giảm suốt từ đầu năm tới nay. Theo đó, thời điểm tháng 2-3 là thời kỳ bắt đầu thu hoạch vụ 2017, giá tiêu trung bình nông dân bán ra khoảng 110.000 – 125.000 đồng/kg, nhưng tới tháng 7 giảm chỉ còn khoảng 85.000 đồng/kg tiêu đen đầu giá loại 500g/l, và tính đến nay, giá tiêu lại càng tụt sâu hơn và rất khó hồi phục do nguồn cung ra thị trường thế giới còn rất dồi dào. 

Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), tổng nguồn cung toàn cầu năm 2017 sẽ khoảng 460.000 tấn, cao hơn 2016 khoảng 25.000 tấn, tăng 6-7%, trong khi tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu chỉ khoảng 3%, như vậy cung đang cao hơn cầu.

Năm 2018, tuy năng suất hồ tiêu một số nước sản xuất lớn (trong đó có Việt Nam, nước sản xuất lớn nhất) có thể giảm, nhưng do diện tích cho thu hoạch vẫn tăng nên tổng nguồn cung toàn cầu 2018 vẫn sẽ cao hơn 2017 và cao hơn nhu cầu. 

IPC nhận định, nguồn cung cao hơn cầu khiến giá thế giới có xu hướng không tăng, lợi nhuận từ sản xuất hồ tiêu với nông dân sẽ không thể được như trước đây. 

Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn do một loạt rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường có giá trị gia tăng cao như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan...

Trước thực trạng trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đề xuất nhóm 7 giải pháp cơ bản để có thể phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam.

Đọc thêm thông tin giá tiêu hôm nay trong tuần:
  • Giá tiêu hôm nay 21/11 vẫn giữ mức ổn định
  • Giá tiêu hôm nay 20/11 đăng tăng nhẹ
  • Giá tiêu hôm nay 18/11 báo tăng 1.000 đồng/kg

Thứ Bảy, 25 tháng 11, 2017

Tin giá tiêu hôm nay 25-11 trong nước

Giá tiêu hôm nay 25 tháng 11: Mỹ nhập khẩu tiêu Việt Nam nhiều nhất, Đắk Lắk cảnh báo thương nhân Trung Quốc mua tiêu.Theo dự báo, giá tiêu hôm nay 25-11, có khả năng tụ xuống dưới mốc 80.000 đồng/kg sau khi đã bị giảm giá liên tục trong mấy ngày trước đó.

>>> xem thêm thông tin giá tiêu hôm nay tại tây nguyên: http://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-hom-nay-2511-bat-dong-gia-tieu-chua-the-vuot-qua-nguong-78000-dongkg-38413.html


Giá tiêu hôm nay 25 tháng 11 xuống còn 80.000 đồng/kg
Giá tiêu hôm nay 25 tháng 11 xuống còn 80.000 đồng/kg
Về tình hình xuất khẩu: Theo thống kê của Bộ NNPTNT, trong 9 tháng đầu năm, Mỹ là nước nhập khẩu tiêu nhiều nhất từ Việt Nam, trong khi đó Trung Quốc không có tên trong danh sách 10 nước nhập khẩu tiêu nhiều nhất từ nước ta. Tuy nhiên, có một điều nghịch lý là, mặc dù khối lượng tiêu xuất khẩu tăng, song giá trị lại giảm so với cùng kỳ năm trước.

Giá tiêu xuống còn 80.000 đồng/kg


Theo đó, khối lượng tiêu xuất khẩu tháng 9.2017 ước đạt 13.000 nghìn tấn, với giá trị đạt 62 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 9 tháng đầu năm 2017 ước đạt 181.00 tấn và 966 triệu USD, tăng 23% về khối lượng nhưng giảm 19,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016.

Đặc biệt, giá tiêu xuất khẩu bình quân 8 tháng đầu năm 2017 đạt 5.377,3 USD/tấn, giảm 33,9% so với cùng kỳ năm 2016. Các thị trường xuất khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam trong 8 tháng đầu năm 2017 là Mỹ, Ấn Độ, Tiểu Vương Quốc Ả Rập Thống Nhất, Pakistan và Đức với 39,6% thị phần.

Trong khi đó, tại thị trường trong nước, diễn biến giá tiêu trong ngày hôm qua 30.9, tiếp tục đi xuống, hầu hết các tỉnh giảm 1.000 đồng/kg (như bảng dưới đây). Cụ thể, tại Chư Sê (Gia Lai) lần đầu tiên xuống còn 80.000 đồng/kg trong nhiều tháng trở lại đây. Tại Châu Đức (Bà Rịa- Vũng Tàu) có giá 82.000 đồng/kg. Còn tại các địa phương của 2 tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông về chung mức giá 81.000 đồng/kg. Tại Bình Phước giá còn 80.000 đồng/kg.

Theo dự báo, giá tiêu hôm nay 25-11 vẫn tiếp tục rơi vào đà giảm giá do các giao dịch trên thị trường thế giới giảm từ cuối tuần qua. Cụ thể, mức giá cũng xoay quanh 80.000-82.000 đồng/kg, không ngoại trừ có nơi giảm xuống dưới 80.000 đồng/kg.

Giá tiêu hôm nay 25-11 dự báo sẽ tiếp tục rơi vào đà giảm giá như những ngày đã qua.Giá tiêu tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay được dự báo tiếp tục giảm. Cảnh giác trước việc thương lái nước ngoài mua tiêu

Sở Công thương tỉnh Đắk Lắk vừa đưa ra thông tin khuyến cáo các doanh nghiệp (DN) có hoạt động xuất nhập khẩu trên địa bàn tỉnh về việc giao dịch mua bán mặt hàng hồ tiêu với thương lái nước ngoài.

Theo đó, Sở này cho biết, thời gian gần đây, trên một số phương tiện truyền thông phản ánh có hiện tượng thương lái Trung Quốc đang điều khiển, "làm giá" thị trường hồ tiêu Việt Nam. Một trong những chiêu thức của thương lái nước này là thu mua lượng lớn hạt tiêu của Việt Nam, sau đó, tìm đến doanh nghiệp (DN) xuất khẩu mặt hàng này đặt mua với bất cứ mức giá nào và yêu cầu ký hợp đồng ngay, đồng thời hối thúc DN khẩn trương thực hiện các điều kiện trong hợp đồng mua bán nhưng lại trì hoãn chuyển tiền đặt cọc với nhiều lý do khác nhau.

Trong khi các DN trong nước vì áp lực hợp đồng phải gấp rút thu gom hồ tiêu từ các đại lý để kịp giao hàng đúng thời hạn thì thương lái Trung Quốc lại tung lượng hạt tiêu đã gom trước đó bán với giá cao và thu lợi nhuận chênh lệch. Khi các DN xuất khẩu đã gom đủ hàng thì không thể liên lạc được với thương lái khiến cả DN và đại lý chịu hậu quả nặng nề.

Nhằm tránh rủi ro trong hoạt động kinh doanh của các DN trên địa bàn, đơn vị này đề nghị các DN cần thận trọng và đề cao cảnh giác với các hiện tượng mua bán bất thường từ bạn hàng Trung Quốc. Khi phát hiện có hiện tượng "làm giá" từ phía bạn hàng cần liên hệ chính quyền địa phương hoặc các cơ quan chức năng có thẩm quyền để kịp thời có biện pháp xử lý. Cùng với đó, Sở cũng chỉ đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh theo dõi sát diễn biến tình hình hoạt động kinh doanh mặt hàng này trên địa bàn để có biện pháp xử lý kịp thời.

Đọc thêm tin giá tiêu hôm nay trong tuần: 
  • Giá tiêu hôm nay 21/11 vẫn giữ mức ổn định
  • Giá tiêu hôm nay 20/11 đăng tăng nhẹ
  • Giá tiêu hôm nay 18/11 báo tăng 1.000 đồng/kg

Thứ Sáu, 24 tháng 11, 2017

Tin mới nhất về giá tiêu hôm nay 24/11

Giá tiêu hôm nay ngày 24 tháng 11: Tiêu đang chạm đáy trong vòng 6 năm vì tâm lý trữ hàng chờ giá lên của nông dân và thương lái, cộng thêm nguồn cung dư thừa. Giá tiêu hôm nay giảm khoảng 2.000-5.000 đồng so với thời điểm cuối tháng 5, xuống còn 76.000-79.000 đồng một kg.

Giá tiêu hôm nay ngày  24/11


Theo thống kê của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, giá hồ tiêu tại các vùng nguyên liệu lớn đang sụt giảm mạnh và chạm đáy trong vòng 6 năm trở lại đây. Hiện, giá tiêu tại Gia Lai, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu… giảm khoảng 2.000-5.000 đồng so với thời điểm cuối tháng 5, xuống còn 76.000-79.000 đồng một kg.

Giá tiêu hôm nay ngày 24 tháng 11 giảm gần 100.000 đồng một kg
Giá tiêu hôm nay ngày 24 tháng 11 giảm gần 100.000 đồng một kg
Giá hồ tiêu trong nước có xu hướng lao dốc từ đầu năm ngoái, khi diện tích vùng trồng tăng đột biến. Giá tiêu đen xô dao động ở vùng giá 130.000 đồng một kg vào giữa tháng 3/2016, sau đó tăng lên 180.000 đồng vào giữa năm. Từ đó đến cuối năm, giá hồ tiêu luôn trong tình trạng giảm sâu và không có dấu hiệu phục hồi. Như vậy, giá hồ tiêu hiện giảm hơn phân nửa, tức khoảng trên 90.000 đồng một kg so với cùng kỳ năm ngoái.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ước tính sản lượng hồ tiêu vụ 2017 đạt khoảng 215.000 tấn, cao nhất từ trước tới nay. Sản lượng tăng cao đến mức không thể kiểm soát đang khiến tình hình sản xuất hồ tiêu trong nước rơi vào trạng thái không bền vững. Nông dân nhiều nơi, nhất là khu vực vay vốn ngân hàng để đầu tư, đang bắt đầu hoang mang khi giá xuống gần sát vốn.

Theo phân tích của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), hầu hết các hộ sản xuất hồ tiêu đang dự trữ số lượng lớn để chờ giá lên. Các đại lý mua cầm chừng hơn vì tâm lý không muốn trữ hàng, chưa kể một lượng lớn đã mua vào ở mức giá 110.000 đồng một kg hồi tháng 3 không thể bán ra càng khiến thị trường khó bật lên.

Tình hình xuất khẩu sang các thị trường châu Âu, Mỹ và Nhật Bản cũng bị chững lại, trong khi nguồn cung vượt cầu khiến giá tiêu đen và tiêu trắng xuất khẩu ghi nhận mức giảm kỷ lục 27%. Ngoài ra, doanh nghiệp xuất khẩu còn phải đối mặt với việc các nhà nhập khẩu muốn từ chối nhận hàng, đưa ra các yêu sách về chất lượng để ép giá.

VPA dự báo trong thời gian gần giá tiêu sẽ chưa được như kỳ vọng do các nước Hồi giáo vẫn đang trong tháng lễ Ramadan, trong khi nguồn cung toàn cầu lại sắp có thêm vài chục nghìn tấn của Indonesia.



Thứ Tư, 22 tháng 11, 2017

Giá tiêu hôm nay 22/11 giao dịch dưới 80.000 đ/kg

Giá tiêu hôm nay ngày 22/11 tại các vùng nguyên liệu vẫn ở mức thấp, dưới 80.000 đồng/kg, trong khi đó tình hình xuất khẩu mặt hàng ngày sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn. 

Theo thông tin từ Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA), xuất khẩu hồ tiêu của nước ta sẽ ngày càng khó khăn do một loạt rào cản kỹ thuật ở các nước nhập khẩu (đặc biệt là các thị trường Mỹ, EU…) ngày càng khắt khe. Trong khi đó, 

Giá tiêu hôm nay 22/11

Theo Hiệp hội Gia vị châu Âu (ESA), Luật thực phẩm EU quy định thực phẩm nhập khẩu vào các nước EU phải tuân theo quy định Codex Stan 1993-1995 nhưng gần đây, do có nhiều cảnh báo về dư lượng thuốc BVTV ảnh hưởng tới sức khoẻ người tiêu dùng nên EU đặc biệt quan tâm nhiều nhất tới vấn đề dư lượng thuốc BVTV trên nông sản và đã đưa ra nhiều quy định cụ thể hơn.

Giá tiêu hôm nay 22/11 giao dịch dưới 80.000 đ/kg
Giá tiêu hôm nay 22/11 giao dịch dưới 80.000 đ/kg
Đối với hồ tiêu, hiện nay 6 loại hoá chất là Biphenyl, Carbendazim, Cypermethrin (và Permethrin), Metalaxyl, Propamocab, Anthraquinon là những chất bị đưa vào diện kiểm soát đặc biệt trên hồ tiêu nhập khẩu vào châu Âu.

Mới đây, Tổ chức Lương thực Liên hợp quốc (FAO) và Tổ chức Sức khoẻ Thế giới (WHO) lại đưa ra một Danh mục 38 loại hoạt chất dùng trong sản xuất nông nghiệp sẽ phải đánh giá và đánh giá lại về độ độc và mức độ tồn dư thuốc BVTV để chuẩn bị cho việc ban hành một hàng rào kỹ thuật mới.

Ngoài ra, EU còn quan tâm nhiều tới sự nhiễm bẩn chéo trong quá trình bảo quản, cất trữ, vận chuyển, phân phối và vấn đề các chất gây dị ứng đặc biệt là khói, khí PAH/Anthraquinone lây nhiễm vào hạt tiêu trong quá trình sấy sai phương pháp hay các loại dầu khoáng (Mosh, Moah) lây nhiễm khi vận chuyển.

Đáng chú ý là với hạt tiêu, EU còn kiểm soát chặt một số chất gây dị ứng pyrrolizidine alkaloids thường có ở các loại cây hoang dại mọc xen lẫn trong các vườn trồng hồ tiêu, có thể gây dị ứng hoặc ảnh hưởng tới nội tạng cơ thể, đặc biệt là làm tổn thương gan…

Thị trường Mỹ hiện đang chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam, tuy nhiên theo Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA), dự kiến tới tháng 1.2018, Chính phủ Mỹ sẽ thay đổi một số điểm mấu chốt trong quy định với hàng hóa nhập khẩu vào nước này, theo đó phía Mỹ không chỉ kiểm tra hàng hóa tại cửa khẩu nhập hàng mà sẽ tiến tới kiểm tra hàng hóa tận nơi xuất xứ.


Như vậy đối với mặt hàng hồ tiêu nhập khẩu vào Mỹ, Mỹ sẽ kiểm soát cả quy trình canh tác từ vùng sản xuất. Các doanh nghiệp xuất khẩu hồ tiêu Việt Nam muốn bán hồ tiêu vào Mỹ sẽ phải thông qua công ty đại diện ở Mỹ. Công ty này phải đăng ký 2 năm/lần vào năm chẵn, phải thực hiện gia hạn đăng ký nếu không sẽ hết hiệu lực; phải đồng ý để FDA đến thanh kiểm tra.

Ngặt nghèo hơn, thay vì trước đây, chất lượng sản phẩm chỉ kiểm tra tại cảng thì hiện nay, DN phải chứng minh chất lượng thông qua hồ sơ chứng nhận mỗi khâu: nguyên liệu – sản xuất – thành phẩm – bảo quản – vận chuyển đến thị trường xuất khẩu. Chứng nhận này phải do đơn vị thứ 3 độc lập của FDA chỉ định.

Ông Nguyễn Nam Hải – Chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam nhận định: Điều đáng lo ngại hiện nay là ngành trồng tiêu của Việt Nam vẫn đang trong giai đoạn phát triển nóng, sản lượng tăng cao, trong khi tiêu là cây trồng phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên (đặc biệt là thời tiết, nguồn nước, sâu bệnh…); việc sản xuất hồ tiêu chủ yếu ở quy mô nông hộ, do đó việc kiểm soát về dư lượng thuốc BVTV và vệ sinh an toàn thực phẩm càng cần phải được coi trọng.

"Ngành công nghiệp hồ tiêu Việt Nam sẽ phát triển tốt nếu tập trung giải quyết tốt khâu nguyên liệu sản xuất trên đồng ruộng, tổ chức sản xuất theo chuỗi, gắn chặt với yêu cầu thị trường. Hồ tiêu sạch các loại, có thương hiệu, có chứng nhận an toàn thực phẩm, chứng chỉ xã hội – môi trường… sẽ dễ dàng tiêu thụ với giá trị gia tăng cao hơn" – ông Hải nhấn mạnh.

Theo báo cáo của Tổng cục Hải quan Việt Nam, xuất khẩu tháng 10.2017 đạt 11.039 tấn tiêu các loại, với giá trị kim ngạch 50,94 triệu USD, giảm 18,3 % về lượng và giảm 21,6 % về giá trị so với tháng trước nhưng tăng 21,0% về lượng và giảm 20,9% về giá trị so với cùng kỳ năm trước.

Giá tiêu xuất khẩu bình quân trong kỳ đạt 4.614 USD/tấn, giảm 3,95 % so với giá xuất khẩu bình quân của tháng 9/2017. Lũy kế 10 tháng đầu năm 2017, Việt Nam đã xuất khẩu 192.235 tấn tiêu các loại, với tổng giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt 1,02 tỷ USD.

Xem thêm thông tin giá tiêu hôm nay trong tuần:

Thứ Ba, 21 tháng 11, 2017

Giá tiêu hôm nay 21/11 vẫn giữ mức ổn định

Giá tiêu hôm nay tại daklak và tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay giữ nguyên mức 78.000 đồng/kg từ tuần trước. 

Giá tiêu hôm nay 21/11 vẫn giữ mức ổn định
Giá tiêu hôm nay 21/11 vẫn giữ mức ổn định


Giá tiêu hôm nay 


Tại các vùng nguyên liệu ở Việt Nam tăng nhẹ so với cuối tuần trước. Cụ thể, giá tiêu ngày 21.11 tại Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Phước ở mức 77.000 đồng/kg; giá tiêu tại Đồng Nai đạt 76.000 đồng/kg, tại Gia Lai là 76.500 đồng/kg. Tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, giá tiêu hôm nay giữ nguyên mức 78.000 đồng/kg từ tuần trước. 

Trái với mong ước và kì vọng của nhiều nông dân cũng như những người buôn hồ tiêu, giá hồ tiêu vẫn đang có xu hướng giảm suốt từ đầu năm tới nay. Theo đó, thời điểm tháng 2-3 là thời kỳ bắt đầu thu hoạch vụ 2017, giá tiêu trung bình nông dân bán ra khoảng 110.000 – 125.000 đồng/kg, nhưng tới tháng 7 giảm chỉ còn khoảng 85.000 đồng/kg tiêu đen đầu giá loại 500g/l, và tính đến nay, giá tiêu lại càng tụt sâu hơn và rất khó hồi phục do nguồn cung ra thị trường thế giới còn rất dồi dào. 

Theo Hiệp hội Hồ tiêu quốc tế (IPC), tổng nguồn cung toàn cầu năm 2017 sẽ khoảng 460.000 tấn, cao hơn 2016 khoảng 25.000 tấn, tăng khoảng 6-7%, trong khi tốc độ tăng nhu cầu tiêu thụ hồ tiêu toàn cầu chỉ khoảng 3%, như vậy cung đang cao hơn cầu.

Năm 2018, tuy năng suất hồ tiêu một số nước sản xuất lớn (trong đó có Việt Nam, nước sản xuất lớn nhất có thể giảm) nhưng do diện tích cho thu hoạch vẫn tăng nên tổng nguồn cung toàn cầu 2018 vẫn sẽ cao hơn 2017 và cao hơn nhu cầu. 

IPC nhận định, nguồn cung cao hơn cầu khiến giá thế giới có xu hướng không tăng, lợi nhuận từ sản xuất hồ tiêu với nông dân sẽ không thể được như trước đây. 

Trong khi đó, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sẽ ngày càng khó khăn do một loạt rào cản kỹ thuật của các nước nhập khẩu, đặc biệt là các thị trường có giá trị gia tăng cao như Mỹ, Canada, Anh, Đức, Hà Lan...

Trước thực trạng trên, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) đã đề xuất nhóm 7 giải pháp cơ bản để có thể phát triển bền vững ngành hồ tiêu Việt Nam.

Nông dân huyện Gio Linh (tỉnh Quảng Trị) chăm sóc vườn tiêu. Ảnh: Nguyễn Đông

Một là tập trung nguồn lực vào khâu sản xuất và sau thu hoạch, trong đó đặc biệt quan tâm tới quy hoạch vùng sản xuất phù hợp, có chiến lược và hành động cụ thể từ nghiên cứu, chuyển giao, khuyến nông đào tạo tới việc tổ chức liên kết sản xuất - tiêu thụ, cung cấp thông tin về canh tác và thông tin thị trường cho từng vùng.

Đẩy mạnh công tác khuyến nông để nâng cao trình độ cho người trồng, chăm sóc, thu hoạch, chế biến hồ tiêu, đăc biệt trình độ canh tác theo VietGAP, Global GAP, canh tác theo hướng xen canh. Các cơ quan chuyên trách của ngành nông nghiệp trung ương, địa phương và các doanh nghiệp trong ngành hồ tiêu đều phải có trách nhiệm để có hồ tiêu sạch theo tiêu chuẩn các thị trường nhập khẩu. 

Hai là hoàn thiện hơn nữa khung pháp lý về hóa chất sử dụng trên hồ tiêu, rà soát và nhanh chóng nhất có thể, loại bỏ các hoạt chất mà các thị trường nhập khẩu đã hạn chế hoặc cấm nhập; Hoàn thiện Bộ Tài liệu tập huấn về Qui trình canh tác HT theo GAP; Quản lý chặt hơn nữa việc SX và phân phối thuốc BVTV...

Ba là kết nối với các tổ chức quốc tế như Hiệp hội Hồ tiêu Quốc tế (IPC), Hiệp hội Thương mại Gia vị Mỹ (ASTA), Hiệp hội Gia vị Châu Âu (ESA), Tổ chức Quốc tế của Hiệp hội Thương mại Gia vị (IOSTA) và nhiều tổ chức khác để chia sẻ thông tin về yêu cầu thị trường, về chất lượng... nhằm hỗ trợ sản xuất hồ tiêu Việt Nam đáp ứng nhu cầu/ tiêu chuẩn quốc tế.

Bốn là tổ chức liên kết SX hồ tiêu theo chuỗi, có chứng nhận xuất xứ vùng trồng, giảm bớt trung gian trong khâu thu mua nguyên liệu để có thể kiểm soát được chất lượng, đáp ứng yêu cầu các thị trường lớn, có giá trị cao như Mỹ, châu Âu...

Năm là đẩy mạnh xúc tiến thương mại, xây dựng hình ảnh, quảng bá thương hiệu, khảo sát thị trường, tổ chức hội chợ triển lãm trong nước và quốc tế để mở rộng và giữ vững thị trường;

Sáu là, xét trên nhiều yếu tố, trong tương lai Việt Nam vẫn sẽ là nước xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất thế giới, có thể chi phối thị trường gia vị thế giới, do đó cần sớm hình thành sàn giao dịch hàng hoá hồ tiêu để hồ tiêu Việt Nam thực sự trở thành ngành công nghiệp xuất khẩu mang tính chuyên nghiệp cao từ tổ chức sản xuất tới tiêu thụ đồng thời giúp tăng tính minh bạch, giảm thiểu rủi ro giá cả và thương mại cho cả nông dân trồng hồ tiêu và các doanh nghiệp xuất khẩu.

Bảy là, nhìn tổng thể cung/cầu hồ tiêu toàn cầu, để ngành hồ tiêu Việt Nam phát triển bền vững, cần quy hoạch diện tích trồng hồ tiêu cả nước ổn định ở mức 100.000 ha, cho sản lượng khoảng 150.000 tấn/năm, trong đó tiêu chất lượng cao đạt 90%, với cơ cấu sản phẩm: Tiêu đen khoảng 70% (trong đó tiêu đen nghiền bột khoảng 15%), tiêu trắng khoảng 30% (trong đó tiêu trắng nghiền bột khoảng 25%).



Dân Việt 

Thứ Hai, 20 tháng 11, 2017

Giá tiêu hôm nay 20/11 đăng tăng nhẹ

Giá tiêu hôm nay 20/11 đang phụ thuộc vào thị trường Việt Nam. Nguyên nhân là do nước ta có lượng hàng tồn kho nhiêu. Giá hồ tiêu xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 192.000 tấn
>>> Xem thêm thông tin giá hồ tiêu hôm nay:  http://vietnambiz.vn/gia-ca-phe-hom-nay-2011-giam-nhe-gia-tieu-tang-500-1000-dong-tai-mot-so-dia-phuong-37921.html
Giá tiêu hôm nay 20/11 đăng tăng nhẹ
Giá tiêu hôm nay 20/11 đăng tăng nhẹ

Giá tiêu hôm nay 20/11

Trong 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam sang hầu như tất cả các thị trường đều bị sụt giảm về kim ngạch so với cùng kỳ năm ngoái, do giá xuất khẩu giảm mạnh, cho dù khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tăng.

Giá hồ tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam trong tháng 10 đạt 5.340 USD/tấn, giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Khối lượng hồ tiêu xuất khẩu trong 10 tháng đầu năm 2017 ước đạt 192.000 tấn, đạt 1,02 tỷ USD, tăng 20,7% về khối lượng nhưng giảm 21% về giá trị so với cùng kỳ năm 2016. Giá tiêu xuất khẩu bình quân đạt 5.340 USD/tấn, giảm 34,3% so với cùng kỳ năm 2016.

Ba thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn nhất của Việt Nam là: Hoa Kỳ, Ấn Độ, và Các tiểu vương quốc Ả rập Thống nhất (UAE) với thị phần lần lượt là 19,3%, 6,8%, và 6%.

Hoa Kỳ là thị trường lớn nhất tiêu thụ lớn nhất các loại hạt tiêu của Việt Nam, chiếm 18% trong tổng lượng hạt tiêu xuất khẩu của cả nước và chiếm 19% trong tổng kim ngạch, đạt 31.876 tấn, tương đương 186,46 triệu USD, (giảm 6,7% về lượng và giảm 37% giá trị so với cùng kỳ 2016).

Ấn Độ là thị trường xuất khẩu hồ tiêu lớn thứ 2 của Việt Nam, chiếm 7,2% trong tổng lượng và chiếm 6,8% tổng kim ngạch; đạt 12.993 tấn, trị giá 65,46 triệu USD (tăng 35% về lượng nhưng giảm 11% giá trị). Tiếp đến thị trường UAE chiếm 6,7% trong tổng lượng và 6% trong tổng kim ngạch, đạt 12.081 tấn, trị giá 57,92 triệu USD.

Theo ông Đỗ Hà Nam, Chủ tịch Hội đồng Quản trị, Tổng giám đốc Intimex Group, tổng sản lượng tiêu toàn cầu khoảng 320.000 tấn, nhưng chỉ tính riêng 10 tháng đầu năm Việt Nam đã xuất khẩu 192.000 tấn, cả năm 2017 sẽ xuất 200.000 tấn, có khi lên đến 210.000 tấn.

Việt Nam nắm trong tay sản lượng tiêu lớn như thế nên giá phải giảm để giành thị trường và thúc đẩy xuất khẩu. Kết quả xuất khẩu hồ tiêu 10 tháng qua đã tăng đến 21% và đây là mức tăng trưởng rất tốt.

Trên thị trường hồ tiêu thế giới, hồ tiêu Việt Nam đang chiếm tỷ trọng rất cao, đến 62,5% lượng hồ tiêu toàn cầu, dù giá xuất khẩu rớt nhưng giá tiêu trong nước vẫn duy trì ở mức trên dưới 80.000 đồng/kg.

Hiện giá tiêu hôm nay tại các tỉnh Tây Nguyên đang giao dịch trong khoảng 74.000 - 77.000 đồng/kg.

Nhưng nếu hồ tiêu vẫn tiếp tục duy trì tình trạng "cung vượt cầu" thì giá hồ tiêu chắc chắn sẽ xuống tiếp. Hiện tượng này "báo động" cho vụ tiêu năm sau cũng sẽ tiếp tục khó khăn trong vấn đề giá.

Nếu xét về mặt thị trường, nhờ nắm trong tay khối lượng hồ tiêu lớn đã tạo cho Việt Nam 3 lợi thế, đó là: (1) Thị trường hồ tiêu rất ổn định; (2) Giá bán luôn có lợi hơn các nước khác; (3) Chiếm tỷ trọng lớn nên có sức ảnh hưởng trên thị trường thế giới, tuy giá xuất khẩu rớt nhưng trong suốt gian qua giá tiêu trong nước vẫn khá ổn định và luôn duy trì ở mức tốt, nhờ vậy đã đảm bảo sự ổn định nhất định của thị trường.

"Nếu sản lượng vụ hồ tiêu trong năm tới vẫn tăng cao có thể ngành hồ tiêu sẽ tiếp tục đối mặt với khó khăn, vì giá tiêu xuất khẩu sụt giảm là dấu hiệu cho thấy rõ ràng thị trường tiêu thế giới đang trong tình trạng cung vượt cầu. Đây là một cảnh báo mà ngành hồ tiêu cần phải quan tâm", ông Nam nhắc nhở.

Tuy nhiên, mức giá bán tiêu như hiện nay đối với những vườn tiêu lâu năm đã thu hồi vốn thì cho thu nhập tốt, nhưng với những vườn tiêu mới bắt đầu cho thu hoạch thì lỗ. Do vậy, người nông dân đã thấy hiệu quả kinh tế cây tiêu mang lại không còn cao, nên có xu hướng giảm dần diện tích trồng tiêu. Đây là tín hiệu tốt cần phát huy và hạn chế tối đa việc mở rộng diện tích hồ tiêu.

Dự báo giá hồ tiêu từ nay đến cuối năm, các chuyên gia cho rằng, giá tiêu sẽ phụ thuộc vào 2 yếu tố: tồn kho của Việt Nam và thu hoạch vụ mới của Ấn Độ.

Vụ tiêu của Việt Nam đã qua rất lâu và chỉ còn lượng tồn kho trong dân, nhưng người nông dân với xu hướng bán dần chứ không bán ồ ạt nên giá tiêu trên thị trường vẫn ổn định và duy trì đến cuối năm.

Trong khi đó, thu hoạch của các nước đều đã xong trên thị trường hầu như chỉ Việt Nam còn hàng tồn kho, nên giá tiêu xuất khẩu sẽ phụ thuộc vào việc bán ra của Việt Nam. Nếu lượng tồn kho của Việt Nam nhiều thì giá xuất khẩu sẽ rất khó tăng, nhưng nếu lượng tồn kho của Việt Nam cạn thì giá cũng vẫn khó tăng, do các nước sắp bước vào vụ thu hoạch mới, trong đó Ấn Độ sẽ vào vụ thu hoạch mới vào tháng 11 hay 12/2017.