Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2018

Ồ ạt rao bán nhà, bán đất vì thua độ World Cup: Sự thực hay chiêu trò môi giới?

Kể từ thời điểm World Cup 2018 khởi tranh, trên các diễn đàn về bất động sản ngập tràn thông tin rao bán nhà vì thua cá độ bóng đá. Tuy nhiên, không ít trong số này chỉ là chiêu trò "gắn mác" của dân môi giới, người mua nên cẩn trọng để tránh bị "hớ".
o at rao ban nha ban dat vi thua do world cup su thuc hay chieu tro moi gioi
Thông tin rao bán nhà đất do thua độ xuất hiện nhan nhản trong mùa World Cup.
Rộ tin bán nhà, đất vì thua cá độ
Kết thúc loạt trận đấu vòng bảng World Cup 2018, không khí tại nhiều tiệm cầm đồ và khu chợ chuyên mua bán xe, đồ điện tử cũ ở Hà Nội càng trở nên "nóng". Cùng với đó, trên các diễn đàn bất động sản thì tràn ngập thông tin thua độ World Cup cần bán gấp nhà.
"Vì tin vào đội Đức nên giờ em cần bán gấp lô đất ở huyện Củ Chi, diện tích 100m2, giá 1 tỷ 50 triệu đồng", thông tin được đăng tải kèm với đó là hình ảnh sổ đỏ và vị trí khu đất. Với mức giá này, nhiều người cho rằng khá hấp dẫn, cũng không ít người tỏ ra cảnh giác với các thông tin trên vì sợ bị "hớ".
Một mẩu tin khác cũng đăng nội dung tương tự: "Thua quá rồi cần bán gấp miếng đất cách công viên Võ Văn Tần 2km, diện tích: 5x22 (110m2) giá bán 900 triệu". Người này cho biết do cần tiền gấp nên sẽ ưu tiên cho người đến trước và xuống tiền giao dịch.
o at rao ban nha ban dat vi thua do world cup su thuc hay chieu tro moi gioi
Trong khi đó, một tài khoản khác cũng cho biết đang thua cá độ World Cup, cần bán gấp căn hộ 3 phòng ngủ, diện tích 120m2, giá 5,1 tỷ đồng. Tuy nhiên, một điều thú vị là dù ở trên nói rằng thua cá độ Wold Cup nhưng ở dưới lại đưa ra thông tin một loạt các căn hộ khác ở nhiều dự án khác nhau.
Cùng với đó là lời rao tư vấn bán hàng và dẫn khách đi xem dự án miễn phí, vui lòng liên hệ trực tiếp nhân viên kinh doanh… Sau khi liên hệ số điện thoại thì mới "vỡ" ra đây chỉ là một chiêu trò của dân môi giới chứ thực chất không có liên quan gì tới thua cá độ.
Một môi giới bất động sản lâu năm tại khu vực Hà Đông cho biết, việc người thua độ World Cup cần bán đất gấp là có và cũng có một số người hy vọng mua được nhà, đất giá "hời" với những trường hợp vỡ nợ bán gấp như vậy. Tuy nhiên, hầu hết nội dung rao bán như vậy thực chất đều do dân môi giới sáng tạo nhằm "hút" khách mùa World Cup.
Trong khi đó, anh Hiếu, một người đam mê bóng đá cho biết: "Từ đầu mùa World Cup đến nay gần như tôi chẳng bỏ sót trận nào. Với những diễn biến khá bất ngờ năm nay, có thể sẽ mang vận đen cho nhiều người cá độ. Trường hợp phải bán đất, bán nhà tôi chưa gặp nhưng chắc không phải ít, còn thua đến cả trăm triệu thì tôi thấy vài vụ rồi".
Mới đây nhất, báo chí cũng đã đưa tin về vụ một thanh niên thua cá độ bóng đá có ý định nhảy cầu được tổ CSGT phát hiện. Thanh niên này cho biết, từ đầu mùa Word Cup do ham mê cá độ bóng đá đã tham gia đánh bạc dưới hình thức nhận cá độ cửa trên. Tính ra từ đầu mùa bóng, thanh niên đã nợ hơn 200 triệu đồng tiền cá độ, số tiền lớn quá khiến bây giờ phải viết giấy bán nhà và rơi vào cảnh túng quẫn.
Cẩn trọng trước mọi chiêu trò
"Đừng vội vã" là lời khuyên các chuyên gia bất động sản cho những người đang có nhu cầu mua nhà, đất trước thông tin rao bán ồ ạt vì thua cá độ bóng đá mùa World Cup.
"Đừng nghĩ đó là "hàng ngon" rồi cố mua bằng mọi giá và dễ sa vào bẫy và mua hớ. Nếu ngập ngừng với căn nhà đang xem, bạn hãy tạm gác lại, tìm thêm những mục tiêu mới. Thị trường luôn còn đó nhiều cơ hội phía trước và nên nhớ chẳng ai muốn bán rẻ cho ai cả", một chuyên gia bất động sản đưa ra lời khuyên.
Để không bị rơi vào tình trạng "mua hớ nhưng lại nghĩ mình mua được giá hời", thì người mua cần định giá đất trước khi mua, việc này sẽ giúp người mua không bị "hớ" hay mua quá cao so với giá trị trường.
Hiện nay có khá nhiều phương pháp để định giá đất nền, chẳng hạn như: thông qua ngân hàng để định giá hay nhờ sự hỗ trợ từ môi giới địa phương. Tuy nhiên, cách định giá tốt nhất là người mua nên chịu khó dành thời gian để tham khảo giá đất của những mảnh đất tương tự cùng khu vực.
Bên cạnh đó khi mua nhà đất cần lưu ý rằng, tất cả các giao dịch đều ẩn chứa những rủi ro nhất định. Vì thế, trước khi móc hầu bao, người mua cần phải cân nhắc thật kỹ. Trước hết, người mua phải tự kiểm tra bộ hồ sơ sản phẩm được cung cấp từ bên bán.
Trong đó, một thủ tục không thể bỏ qua là phải xem bản chính sổ đỏ hoặc hợp đồng mua bán căn hộ để xác định dấu vết tẩy xóa, rách nát chắp vá, rồi các loại giấy tờ đi kèm khác (nếu có) như thế chấp, vay nợ...
Đối với nhà đất thổ cư, người mua có thể trực tiếp tới cơ quan cấp chứng nhận sở hữu (sổ đỏ) để kiểm tra thông tin gốc. Ngoài ra, người mua cần tìm hiểu tình hình an ninh, quy hoạch... Xung quanh địa bàn bất động sản dự định mua...

Giảm lãi suất cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao

Ông Nguyễn Quốc Dũng - Phó Trưởng Văn phòng Đại diện Agribank miền Trung (Agribank miền Trung) cho biết, ngân hàng sẽ giảm lãi suất cho vay NNCNC.
Theo ông Dũng, nắm bắt được chủ trương của Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNCNC) thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2020, Agribank đã ban hành Văn bản số 7517/NHNo-TD ngày 12.10.2016 về việc triển khai chương trình tín dụng ưu đãi phục vụ "nông nghiệp sạch" trên toàn hệ thống với quy mô vốn không hạn chế, dành tối thiểu 50.000 tỷ đồng vốn cho vay lĩnh vực này.
giam lai suat cho vay trong linh vuc nong nghiep cong nghe cao hinh anh 1
Ông Nguyễn Quốc Dũng phát biểu tại hội thảo
Sau khi có chỉ đạo của Chính phủ tại Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 07.3.2017 và Quyết định số 813/QĐ-NHNN ngày 24.4.2017 của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam về chương trình cho vay khuyến khích phát triển NNCNC, NN sạch nhằm thúc đẩy tăng trưởng tín dụng xanh, hướng tới mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp an toàn, phát triển bền vững, Agribank tiếp tục ban hành Văn bản số 3636/NHNo-TD ngày 12.5.2017 hướng dẫn cho vay khuyến khích phát triển NNCNC, NN sạch triển khai trên phạm vi toàn quốc.
"Đối tượng khách hàng vay vốn của chương trình là doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, chủ trang trại… tham gia các khâu trong chuỗi sản xuất sản phẩm NN an toàn, quy mô lớn. Trong đó, khách hàng thực hiện 1 trong 3 khâu (cung ứng vật tư đầu vào hoặc sản xuất hoặc tiêu thụ) với lãi suất cho vay giảm từ 0,5%/năm đến 1,5%/năm so với lãi suất ưu đãi cho vay đối với lĩnh vực NNNT theo quy định hiện hành của Agribank.
Bên cạnh việc được hưởng lãi suất cho vay ưu đãi, khách hàng vay vốn chương trình này được miễn phí chuyển tiền trong hệ thống Agribank và giảm 50% mức phí chuyển tiền ngoài hệ thống. Tính đến 30.4.2018, tổng dư nợ của Agribank cho vay lĩnh vực này đạt 5.108 tỷ đồng, có 3.096 khách hàng trong đó có 80 khách hàng doanh nghiệp dư nợ 4.433 tỷ đồng …" - Ông Dũng chia sẻ.

Giá dầu hôm nay (29/6) diễn biến trái chiều sau bình luận của Mỹ

Giá dầu hôm nay (29/6) diễn biến trái chiều ngay từ đầu phiên do Mỹ đang cân nhắc thay đổi lập trường cứng rắn của mình đối với các nước nhập khẩu dầu thô Iran.
Giá dầu WTI lúc 6h49 giảm 0,49% xuống 73,37 USD/thùng. Trong khi đó, giá dầu Brent tăng nhẹ 0,03% lên 77,5 USD/thùng.
gia dau hom nay 296 dien bien trai chieu sau binh luan cua my
Giá dầu WTI hôm thứ Năm tiếp tục tăng dù Mỹ đang cân nhắc thay đổi lập trường cứng rắn của mình đối với các nước nhập khẩu dầu thô của Iran.
Tại Sàn giao dịch hàng hóa New York, giá dầu WTI giao tháng 7 tăng 69 cent lên 73,45 USD/thùng. Tại Sàn giao dịch Hàng hóa Liên lục địa London, giá dầu Brent giảm 0,15% xuống 77,34 USD/thùng.
Mỹ chuẩn bị hợp tác với một số nước nhằm giúp họ cắt giảm lượng dầu nhập khẩu từ Iran trong bối cảnh lệnh trừng phạt sắp có hiệu lực vào tháng 11 tới.
Bình luận của Mỹ đã xoa dịu phần nào lo ngại của thị trường về nguy cơ thiếu hụt nguồn cung dầu thô toàn cầu.
Một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ hôm thứ Ba (26/6) cho hay tất cả các nước phải ngưng nhập dầu thô Iran nếu không họ sẽ đối mặt với lệnh trừng phạt nặng từ phía Mỹ.
Giá dầu còn được hỗ trợ bởi dữ liệu tồn kho dầu của Mỹ. Theo đó, tồn kho dầu thô của nước này giảm 9,9 triệu thùng vào tuần trước, cao hơn nhiều so với kỳ vọng giảm 2,5 triệu thùng, theo dữ liệu từ Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ. Trong khi đó, xuất khẩu dầu thô tăng 3 triệu thùng do nhu cầu trên thế giới tăng và nguồn cung từ Libya và Canada tiếp tục gặp khó khăn.
Tại Libya, bạo động khiến hoạt động khai thác bị cản trở. Trong khi đó, tình hình khai thác dầu thô ở khu vực Syncrude (Canada) vẫn gián đoạn, khiến nguồn cung bị ảnh hưởng.

Thứ Năm, 28 tháng 6, 2018

Chiến thắng kép của người Nhật tại World Cup

Không nghi ngờ gì nữa, cho đến giờ phút này Nhật Bản là đội tuyển thành công nhất của bóng đá châu Á tại World Cup 2018 với 4 điểm sau hai trận.
Chiến thắng kép của người Nhật tại World Cup - Ảnh 1.
Báo Nhật đưa ảnh một nữ cổ động viên Senegal cùng gom rác sau trận đấu với Nhật
Đặc biệt, hai đối thủ mà họ gặp phải đều không phải dạng vừa. Một đến từ Nam Mỹ - Colombia, luôn được xem ở một đẳng cấp cao hơn bóng đá châu Á. Thứ hai, hòa Senegal trên thế thắng.
Đây là một đội bóng mạnh của châu Phi, một vùng đất mà tạo hóa đã ban cho họ những lợi thế kinh khủng về thể hình, thể lực, sự dẻo dai. Chúng ta cứ nhìn một bước chân của cầu thủ Senegal bằng 1,5 bước chân của cầu thủ Nhật mới thấy các tuyển thủ đến từ xứ mặt trời mọc phải nỗ lực kinh khủng như thế nào.
Để hòng san bằng khoảng cách thể hình, thể lực, các tuyển thủ Nhật đã phải guồng chân với tần số cao hơn, phải lăn xả hơn. Nhưng quan trọng hơn cả, điều cốt tử để đánh giá một nền bóng đá có phát triển hay không là kỹ - chiến thuật của từng cầu thủ và tập thể.
Xét về khía cạnh này, người Nhật không hề thua kém ở khâu kỹ thuật cá nhân. Những pha giữ bóng, đi bóng của họ đã chứng minh điều đó. Riêng về chiến thuật thôi họ ăn đứt Senegal.
Tôi không muốn dông dài về những chuyện trên sân bóng World Cup của tuyển Nhật Bản, bởi ai cũng thấy, cũng xem và cũng nghe hết rồi. Trong bài viết này tôi muốn kể về một chuyện khác, một chiến thắng ngoài sân cỏ mà người Nhật đang hết sức tự hào.
Chiều nay 26-6, một người bạn tên Huỳnh Huy Tuệ (anh này là người Việt nhưng mang quốc tịch Nhật, đang làm điều phối viên cho tổ chức phi chính phủ Cầu châu Á - Nhật Bản) gởi cho tôi xem một đường link báo chí Nhật Bản đang hết sức hạnh phúc về một hình ảnh diễn ra trên khán đài, ngay sau khi kết thúc trận Nhật - Senegal 2-2.
Đó là tấm ảnh chụp một nữ cổ động viên Senegal đi gom rác cùng các cổ động viên Nhật Bản.
Tờ báo Nhật viết: Ngay trong lần đầu tiên đội tuyển Nhật Bản có mặt tại vòng chung kết World Cup 1998 tại Pháp, tất cả mọi người đều ngỡ ngàng với hình ảnh sau các trận đấu, cổ động viên Nhật Bản luôn nán trở lại để thu lượm rác trên khán đài cho vào những chiếc túi to màu xanh.
Thậm chí ở những lễ hội trên đường phố để ủng hộ đội nhà trên đất Pháp, cũng không bao giờ thấy có cọng rác nào xuất hiện ở nơi các cổ động viên Nhật Bản hiện diện. Ngày ấy, một nhóm cổ động viên Nhật với tên gọi là "UltraSnippon" đã khởi xướng chuyện này và thật sự tạo ra một hình ảnh rất đẹp cho World cup.
Kể từ đó, với việc đã có mặt thường xuyên hơn ở vòng chung kết World Cup, hành động của nhóm "UltraSnippon" ngày càng lan tỏa.
Như trong trận đấu Nhật Bản - Senegal, cổ động viên hai bên đều cuồng nhiệt vì đội bóng của mình. Nhưng khi kết thúc trận đấu, thấy người Nhật tạm ngưng cơn phấn khích với hai bàn gỡ hòa tuyệt đẹp của đội nhà mà lao vào việc đi dọn rác trên khán đài; ngay lập tức các cổ động viên Senegal cũng xông vào cuộc, nhận lấy những chiếc túi màu xanh từ CĐV Nhật và đi nhặt rác.
Bác sĩ Nedbu Seek (50 tuổi) - một cổ động viên Senegal - nói với báo Nhật rằng: "Biết là có nhân viên thu gom chất thải nhưng đólà rác do chúng ta xả ra, vì vậy chúng ta phải có trách nhiệm dọn và việc dọn dẹp trả lại khán đài sạch sẽ nhanh hơn. Tôi thật sự nhận được một bài học từ các bạn Nhật Bản".
Tự mình dọn rác ở khán đài World Cup nói riêng, ở mọi nơi chốn công cộng nói chung, đã trở thành một biểu tượng thể hiện như một đức tính cao đẹp của người Nhật và thật vui là đang lan tỏa đi muôn nơi.
Cách đây không lâu, chúng ta từng cảm động khi chứng kiến cảnh CĐV Việt Nam cũng chủ động đi nhặt rác trên khán đài, sau trận chung kết U-23 châu Á trên đất Trung Quốc.
Hình ảnh ấy thật sự ấn tượng, chỉ có điều giá mà nó diễn ra thường xuyên hơn đối với tất cả con người Việt Nam, ngay trên đất Việt Nam như người Nhật đã làm cho đất nước họ thì tuyệt biết bao!
Nhân câu chuyện này, Huỳnh Huy Tuệ còn giảng cho tôi nghe một chuyện thú vị: Ở Nhật, người ta gọi những việc làm đẹp đẽ như thế này là "mỹ đức". Ví dụ dạy cho con mỹ đức có nghĩa là dạy cho con làm những điều hay lẽ phải.
Nhưng, điều hay lẽ phải đó là hành động cụ thể chứ không hô hào suông. Trong đó, "mỹ" có nghĩa là đẹp và "đức" có nghĩa là đạo đức. Người Nhật cũng có từ đạo đức, nhưng họ không chuộng vì cho rằng ý nghĩa của nó khô khan, không hướng tới cái đẹp hiện hữu, dễ thấy; khó đi vào lòng người hơn nên họ ưa thích từ mỹ đức hơn.
Tôi nghĩ đây là một câu chuyện đáng cho chúng ta suy ngẫm trong mùa World Cup này.

Ba phương án để người chuy���n giới được pháp luật xác nh��n

Người chuyển đổi nam nữ trên 18 tuổi đã phẫu thuật chuyển giới; chỉ cần được công nhận rà soát tâm lý; điều trị nội tiết tố 2 năm.

Ba phương án này được Bộ Y tế yêu cầu trong dự thảo Luật chuyển đổi nam nữ, đang ở quá trình lấy quan điểm. Dự định dự thảo trình Quốc hội vào năm 2019.

Theo dự thảo, người chuyển đổi nam nữ là người có giới tính sinh vật học hoàn thiện, có nhận mặt giới khác có nam nữ khi sinh ra và đã được can thiệp y khoa để chuyển giới. Can thiệp y học để chuyển đổi giới tính là 1 hoặc hầu hết thời kỳ trong khoảng điều trị nội tiết tố sinh dục tới giải phẫu ngực, giải phẫu phòng ban sinh dục.

Điều kiện để người chuyển giới được can thiệp y học là trên 18 tuổi, độc thân, mang đủ sức khỏe và không chống chỉ định điều trị nội tiết tố sinh dục. Ban biên soạn thảo cho rằng người trên 18 tuổi đã với đầy đủ năng lực hành vi để tự quyết định việc chuyển giới. Hiện trạng đơn thân nhằm đảm bảo "quyền và nghĩa vụ trong khoảng quan hệ hôn nhân và gia đình, bao gồm cả việc nhận nuôi con nuôi".Khi đăng ký đổi thay hộ tịch, người chuyển giới cần có giấy công nhận đã can thiệp y khoa chuyển giới.

Giải trình của Bộ Y tế gửi Chính phủ, quy định người chuyển giới được pháp luật công nhận khi đã phẫu thuật chuyển đổi, là một trong ba biện pháp được lấy quan niệm. Biện pháp khác là người chuyển giới ko cần can thiệp về y khoa mà chỉ cần sở hữu xác nhận đã rà soát tâm lý cũng được công nhận. 1 Phương án nữa là ngoài kết quả rà soát tâm lý xác định khác nam nữ hiện sở hữu thì đã điều trị nội tiết tố sinh dục 1-2 năm trở lên.

ba phuong an de nguoi chuyen gioi duoc phap luat cong nhan

Hoa hậu chuyển giới Hương Giang.

ngoài ra, phương án người chuyển giới phải điều trị nội tiết tố hoặc phẫu thuật chuyển đổi nam nữ, ko được cùng đồng người chuyển giới tán đồng. Trong hội thảo về những khó khăn phố hội và pháp lý khi chuyển giới, diễn ra hồi tháng 6, đa dạng người bộc bạch ko muốn phẫu thuật chuyển đổi mà chỉ mong muốn được công khai giới tính của mình và thay đổi thủ tục phù hợp có giới tính mới. Một số người khác không đủ điều kiện kinh tế để điều trị chuyển giới do can thiệp y khoa rất tốn kém.

Tại nhiều quốc gia, quy định về chuyển đổi giới tính đã linh động trên tinh thần tôn trọng ý nguyện của công dân. Người chuyển giới được công nhận về mặt pháp lý mà không cần trải qua những quá trình điều trị hormone hoặc phẫu thuật.

Hiện Việt Nam có trên 400.000 người chuyển giới. Do những rào cản về phố hội, văn hóa và pháp lý, các người này dễ bị phân biệt đối xử và bị tổn thương. Nghiên cứu về những người chuyển giới nữ do đơn vị CARMAH và Đại học Pittsburg (Mỹ) thực hành ở TP HCM cho thấy 45% bị từ khước việc khiến do phân biệt đối xử. 4% Người được hỏi với việc khiến, đến 13% kiếm sống bằng nghề mại dâm. 83% Người được hỏi san sẻ là bị giễu cợt.

Luật chuyển đổi nam nữ ở Việt Nam chưa được ban hành nên các nhà cung cấp y tế, pháp lý và xã hội cho người chuyển giới hầu như chơi có. 1 Số cá nhân tự giải phẫu chuyển giới xong, những vấn đề về pháp lý như giấy tờ tùy thân chưa được đáp ứng.

Mỹ dọa trừng phạt cả đồng minh nếu nhập khẩu dầu mỏ t�� Iran

Giới chức ngoại giao Mỹ vừa cảnh báo Washington có thể trừng phạt các quốc gia không cắt giảm nhập khẩu dầu mỏ từ Iran vào đầu tháng 11 tới bất chấp việc điều này là một thử thách vô cùng khó khăn.
Chính quyền Mỹ đang cố gắng thúc giục đồng minh nghe theo quyết định của Tổng thống Trump trong việc rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran. Vào hôm 27-6, một quan chức cấp cao của Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết, ông sẽ đi đến châu Âu và châu Á để thuyết phục các quốc gia này cô lập nguồn thu nhập của chính của Iran.
ảnh 1
Mỹ không muốn bất kì quốc gia nhập khẩu dầu mỏ từ Iran
Quan chức trên cho biết, những nước đồng minh của Mỹ, bao gồm cả quốc gia phụ thuộc vào dầu mỏ của Iran, có thể từ chối yêu cầu cấm nhập khẩu này hoặc đối mặt các lệnh trừng phạt từ Mỹ.
Không có kế hoạch miễn trừ cho bất kì quốc gia nào được cân nhắc, tuy nhiên, giới chức ngoại giao Mỹ cũng thừa nhận rằng, việc ngừng nhập khẩu hoàn toàn dầu mỏ của Iran là một thử thách và không có quốc gia nào tình nguyện chịu làm vậy.
Điều này có nghĩa là Tổng thống Trump không cho phép các quốc gia từng bước giảm bớt nhập khẩu dầu mỏ từ Iran như cựu Tổng thống Obama từng làm.
Trung Quốc và Ấn Độ, 2 nước nhập khẩu dầu lớn nhất từ Iran, từng được miễn trừ khỏi trừng phạt của Mỹ và vẫn giao dịch thương mại với Iran ngay cả trước khi có thỏa thuận hạt nhân 2015.
Giá dầu đã tăng mạnh sau khi lời cảnh báo trên được đưa ra, cụ thể như giá dầu Brent đã đạt 76,68 USD/thùng còn dầu thô Mỹ đạt 70,54 USD/thùng.

Thứ Tư, 27 tháng 6, 2018

Khởi đầu mới với ngành ch��n nuôi Việt Nam

Tin vui đến với ngành chăn nuôi Việt Nam khi mới đây, Tập đoàn Mavin (Australia) công bố xuất khẩu thành công lô thịt lợn Việt Nam đầu tiên theo đường chính ngạch sang thị trường Myanmar.Liên kết chuỗi trong chăn nuôi: Xu thế tất yếu2 đối tác tiến hành ký kết.
Như vậy, tiếp nối thành công của sự kiện lô thịt gà đầu tiên chạm ngõ thị trường Nhật Bản cuối năm 2017, vượt qua nhiều rào cản khó khăn về kiểm dịch, thịt lợn Việt Nam đã đủ tiêu chuẩn chinh phục các thị trường xuất khẩu. Đây được coi là khởi đầu mới đầy lạc quan cho ngành chăn nuôi, sau chuỗi ngày vất vả "giải cứu" thịt lợn.
Việt Nam là quốc gia có tiềm năng lớn về chăn nuôi với tổng đàn lợn gần 30 triệu con, đàn gia cầm hơn 300 triệu con mỗi năm. Tuy nhiên, lượng sản phẩm chăn nuôi được xuất khẩu mới chỉ chiếm một phần rất nhỏ. Tính đến hết năm 2017, cả nước mới có 5 DN xuất khẩu thành công trứng ăn liền và 1 DN xuất khẩu thịt gà. Đối với thịt lợn, dù với tổng đàn lớn, song chúng ta mới chỉ xuất khẩu lợn hơi sang thị trường Trung Quốc bằng đường tiểu ngạch, còn xuất khẩu chính ngạch chủ yếu là lợn sữa, lợn choai sang Hồng Kông (Trung Quốc) và Malaysia với sản lượng ước đạt 20.000 tấn/năm.
Từ nhiều năm nay, ngành nông nghiệp đã đặt mục tiêu đẩy mạnh xuất khẩu sản phẩm chăn nuôi, song để vượt qua được những rào cản thương mại, kiểm dịch, thú y của các nước nhập khẩu là không hề dễ dàng. Bởi thực tế, chăn nuôi trong nước, nhất là chăn nuôi lợn chủ yếu còn ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, tự phát, tổ chức sản xuất yếu kém. Bên cạnh đó, hệ thống giết mổ, sơ chế, chế biến còn thiếu và yếu dẫn tới sản phẩm chăn nuôi không đáp ứng được yêu cầu vệ sinh thú y, ATTP. Bởi vậy, ngay cả trong giai đoạn chăn nuôi gặp nhiều khó khăn, giá lợn hơi chạm đáy chỉ hơn 10.000 đồng/kg, cả xã hội chung tay "giải cứu" thịt lợn nhưng nhiều DN bán lẻ vẫn không thể thu mua vì các trang trại không đảm bảo đầy đủ giấy tờ, yêu cầu vệ sinh thú y cần thiết.
Chính vì vậy, việc container thịt lợn Việt Nam đầu tiên của Tập đoàn Mavin đã cập cảng Yagoon (Myanmar) được thông quan, kiểm dịch được đánh giá là bước ngoặt của ngành chăn nuôi Việt. Dự kiến, mỗi tháng Mavin sẽ xuất khẩu ít nhất một container 40 feet, tương đương với 26 tấn thịt lợn tươi sang Myanmar. Điều đáng mừng là giá thịt lợn tươi đông lạnh xuất khẩu sang thị trường này cao hơn 15% so với giá trong nước. Nói như ông David John Whitehead - Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Mavin, mục tiêu, khát vọng xuất khẩu thịt lợn từ Việt Nam ra thị trường thế giới đến bây giờ đã thành hiện thực.
Cần phải nói thêm, Mavin là DN sở hữu trọn vẹn chuỗi giá trị từ nông trại tới bàn ăn, khép kín hoạt động trong các lĩnh vực thức ăn chăn nuôi, con giống, chăn nuôi, dược thú y, thực phẩm. Điều đó cho thấy, muốn chinh phục được các thị trường xuất khẩu, cần thiết phải tổ chức lại sản xuất ngành chăn nuôi theo hướng chuyên nghiệp, bài bản hơn, tuân thủ quy trình quản lý dịch bệnh nghiêm ngặt và thúc đẩy liên kết theo chuỗi giá trị.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Vũ Văn Tám cũng nhìn nhận, muốn xuất khẩu thịt tươi cấp đông sang các quốc gia trên thế giới cần phải có chứng nhận của Tổ chức Thú y thế giới (OIE). Thành công của lô thịt lợn xuất khẩu đầu tiên là khởi đầu mới, mở ra cơ hội lớn cho ngành chăn nuôi hướng đến những thị trường xuất khẩu có giá trị cao. Qua đó, giúp nâng tầm thương hiệu của ngành chăn nuôi, cải thiện thêm thu nhập cho người nông dân, đồng thời giải quyết bài toán dư thừa sản phẩm chăn nuôi trong nước. Tuy nhiên, việc cần làm hiện nay là xây dựng chiến lược để Việt Nam sớm trở thành quốc gia ATTP, khống chế dịch bệnh, đồng thời tập trung đầu tư vào chế biến, nâng cao chất lượng sản phẩm, đáp ứng yêu cầu khắt khe của các thị trường nhập khẩu.

Lần đầu tiên Việt Nam xuất khẩu thịt heo tươi

Vượt qua nhiều rào cản về thương mại và kiểm dịch thú y, lô thịt heo đầu tiên đã được xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar
Thông tin này vừa chính thức được công bố vào chiều 25/6 trong buổi lễ "Lễ công bố xuất khẩu thịt heo thành công và Ký kết hợp tác chiến lược giữa Tập đoàn Mavin với Tập đoàn Sojitz - Nhật Bản"
Tháng 5/2018, sau nhiều rào cản về thương mại và kiểm dịch thú y cùng với sự hỗ trợ của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, lần đầu tiên thịt lợn tươi của Việt Nam xuất khẩu chính ngạch sang thị trường Myanmar với phương thức chế biến đông lạnh.
Đây được coi là bước ngoặt lớn của ngành chăn nuôi, vì trước đó chưa có doanh nghiệp nào chinh phục được các rào cản về tiêu chuẩn kỹ thuật và chất lượng của quốc gia nhập khẩu để xuất khẩu thịt heo.

Anh minh hoa

Muốn xuất khẩu thịt heo tươi sang các thị trường nước ngoài cần đáp ứng nhiều yêu cầu khắt khe của thị trường.

Năm nay, ngành chăn nuôi đề ra nhiều mục tiêu gắn với tái cơ cấu ngành, đồng thời, nâng cao hiệu quả sản xuất và phát triển bền vững tiến đến quá trình hội nhập và hướng đến xuất khẩu.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vũ Văn Tám cho biết, thời gian qua, Bộ đã chỉ đạo và thực hiện tái cơ cấu hiệu quả, trong đó có chăn nuôi. Việt Nam đã xuất khẩu sản phẩm nông nghiệp trên khắp thế giới đạt tăng trưởng cao, xuất khẩu thịt tươi cấp đông đánh dấu bước đi thành công của ngành chăn nuôi. Thời gian qua, bên cạnh việc xuất khẩu lợn sữa sang thị trường Hồng Kông (Trung Quốc), Malaysia, việc xuất khẩu thịt tươi sang thị trường Myanmar khẳng định nỗ lực của ngành chăn nuôi Việt Nam.
"Điều trăn trở là làm sao chăn nuôi phát triển, không chỉ bảo đảm an toàn thực phẩm (ATTP) mà còn hướng đến xuất khẩu bằng con đường chính ngạch vì năng lực sản xuất chăn nuôi đã vượt quá nhu cầu trong nước. Không những đáp ứng được ATTP, lương thực trong nước, có thời điểm khủng hoảng thừa, thí dụ phải giải cứu thịt lợn năm trước", Thứ trưởng Vũ Văn Tám chia sẻ.
Theo Thứ trưởng Vũ Văn Tám, để khắc phục những vấn đề còn tồn tại trong chiến lược tái cơ cấu, Bộ đã tham mưu cho Chính phủ thu hút các doanh nghiệp lớn đầu tư vào nông nghiệp, trong đó chú trọng lĩnh vực chăn nuôi. Hiện Bộ NN&PTNT cũng đang tiến hành tổ chức lại theo hướng liên kết các hộ thành tổ hợp tác, hợp tác xã, gắn kết trong tiêu thụ sản phẩm.
Dự kiến trong thời gian tới, mỗi tháng sẽ có ít nhất một container 40 feet thịt heo, tương đương 26 tấn thịt heo tươi đông lạnh được xuất khẩu sang thị trường Myanmar.

Giá dầu hôm nay (27/6) tiếp đà tăng mạnh cuối phiên hôm qua

Giá dầu hôm nay (27/6) tiếp tục tăng do nhà đầu tư tăng cường mua vào trước lo ngại lượng dầu thô xuất khẩu của Iran sẽ giảm sau khi một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết các nước buộc phải dừng mua dầu Iran từ tháng 11.
Giá dầu WTI và Brent lúc 6h35 lần lượt tăng 0,15% và 0,1% lên 70,65 USD/thùng và 76,48 USD/thùng.
gia dau hom nay 276 tiep da tang manh cuoi phien hom qua
Giá dầu hôm nay (27/6) nối tiếp đà tăng mạnh cuối phiên hôm qua
Giá dầu WTI hôm thứ Ba tăng mạnh do nhà đầu tư tăng cường mua vào trước lo ngại lượng dầu thô xuất khẩu của Iran sẽ giảm sau khi một quan chức cấp cao của Mỹ cho biết các nước buộc phải dừng mua dầu Iran từ tháng 11 tới. Nếu cố tình vi phạm, công ty đó sẽ phải đối mặt với lệnh trừng phạt của Mỹ.
Tại Sàn giao dịch Hàng hóa New York, giá dầu WTI tăng 3,6% lên 70,53 USD/thùng. Tại Sàn giao dịch Liên lục địa London, giá dầu Brent tăng 2,17% lên 76,71 USD/thùng.
Tổng thống Donald Trump rút khỏi thỏa thuận hạt nhân Iran hồi tháng 5 và tuyên bố sẽ mạnh tay áp lệnh trừng phạt lên Tehran.
Việc giá dầu tăng vào cuối phiên hôm qua đã đù đắp đợt giảm giá ngày trước đó do tác động từ quyết định tăng sản lượng của OPEC.
Arab Saudi sẽ tăng sản lượng lên ngưỡng kỷ lục 10,8 triệu thùng/ngày, theo Bloomberg. Một số chuyên gia cho rằng động thái này của Arab Saudi nhằm bù đắp lượng dầu bị thiếu hụt. Ngoài ra, thị trường kỳ vọng tồn kho dầu thô Mỹ tuần trước sẽ giảm tuần thứ ba liên tiếp.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2018

Mô hình chăn nuôi và trồng trọt hữu cơ ở trang trại Hoa Viên

Hiện nay, nhiều doanh nghiệp, trang trại và hộ nông dân thực hiện sản xuất nông nghiệp hữu cơ, ứng dụng cả kiến thức khoa học và truyền thống để tăng sức mạnh cho hệ sinh thái nông nghiệp nhằm cung cấp cho thị trường những sản phẩm thịt, rau, quả sạch, ngon, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng. Trong số đó, có trang trại Hoa Viên (Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc).

Nằm sát chân núi Vua Bà, thuộc Vườn quốc gia Ba Vì, trang trại Hoa Viên (xóm Dục, xã Yên Bình, huyện Thạch Thất) có khí hậu đặc biệt trong lành, nguồn nước suối rừng tự nhiên, tinh khiết và đất nguyên sinh. Bà Trương Kim Hoa, Giám đốc Công ty TNHH Khai thác tiềm năng sinh thái Hòa Lạc cho biết: Chúng tôi nhận thấy mô hình sản xuất nông nghiệp theo phương pháp hữu cơ là hướng đi có tính bền vững, lâu dài, không chỉ cung cấp những sản phẩm có lợi cho sức khỏe mà còn giúp bảo vệ môi trường, cân bằng tự nhiên. Do đó, công ty đã tổ chức đầu tư chăn nuôi lợn rừng giống và thương phẩm, trồng trọt rau, củ, quả theo phương pháp hữu cơ.
Nguồn https://vietnambiz.vn/tags/chan-nuoi-3022.tag
Năm 2007, công ty đầu tư chăn nuôi lợn rừng. Lợn được nuôi theo quy trình sinh sản tự nhiên, chủ yếu dựa vào đặc tính sinh trưởng hoang dã và bản năng tự chữa bệnh bằng các loại lá cây rừng. Trong quá trình chăn nuôi, công ty không sử dụng thức ăn tổng hợp, không kích thích tăng trưởng, nguồn thức ăn chủ yếu từ rau, củ, quả, cỏ; sử dụng chế phẩm vi sinh để lên men thức ăn cho lợn. Để giảm chi phí, tăng năng suất đàn và an toàn với người sử dụng, công ty sử dụng các kháng sinh tự nhiên từ cây thuốc nam như: Gừng, tỏi, sài đất, khổ sâm, mía dò, lược vàng, hoàn ngọc, ngũ sắc, nhọ nồi, cỏ xước… trong việc phòng và chữa bệnh cho lợn.

Ngoài ra, được sự định hướng, giúp đỡ của Sở NN&PTNT, Chi cục Bảo vệ thực vật thành phố, UBND huyện, Phòng Kinh tế, Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thạch Thất, UBND xã Yên Bình, công ty đã triển khai trồng rau hữu cơ ở trang trại Hoa Viên, diện tích ban đầu khoảng 5.000m2 với các loại rau thông thường như ngót, cải các loại, hoa thiên lý, rau muống, rau lang ngọt, dền, mướp hương, bầu, bí, su su...

Ông Nguyễn Duy Hồng, Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Hà Nội cho biết: Để hỗ trợ trang trại Hoa Viên thực hiện trồng trọt, chăn nuôi hữu cơ, Chi cục đã cử cán bộ hướng dẫn kỹ thuật chăm sóc cây trồng sinh trưởng phát triển tốt, giảm sự phát sinh gây hại của sâu, bệnh. Cụ thể như: Kỹ thuật che vòm ni lông, sử dụng phân hữu cơ ủ hoai mục và đậu tương làm phân bón; hướng dẫn biện pháp phòng trừ sâu bệnh hại bằng bẫy bả, các chế phẩm sinh học như: Bả chua ngọt phòng trừ sâu khoang, bẫy dính côn trùng, chất dẫn dụ ruồi đục quả, chế phẩm làm từ tỏi, gừng, ớt và rượu. Chi cục giao Trạm Bảo vệ thực vật huyện Thạch Thất cử cán bộ kỹ thuật thường xuyên làm công tác hướng dẫn, dự tính dự báo tình hình sâu bệnh phát sinh gây hại để chủ động biện pháp phòng trừ. Chi cục còn phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, thực hiện tuyên truyền tới người tiêu dùng Thủ đô về sản phẩm rau, thịt hữu cơ của trang trại Hoa Viên…

Đến nay, diện tích đất trồng rau hữu cơ ở trang trại Hoa Viên lên tới hơn 10ha. Trang trại đã nghiên cứu trồng và phát triển các giống rau rừng, rau đặc sản như: Rau sắng (ngót rừng), rau bò khai (dạ hiến), rau mỏ, rau sau sau, rau dền chua đỏ, rau dớn... Trang trại cũng trồng một số loại cây ăn quả theo quy trình hữu cơ như: Thanh long ruột đỏ, mít Thái Lan, xoài, sấu, khế ngọt, bưởi Diễn, chuối tiêu hồng… để đa dạng hóa sản phẩm phục vụ người tiêu dùng.

Ngoài ra, trang trại Hoa Viên giữ lại khoảng gần 50ha (chiếm tỷ lệ hơn 80% diện tích sản xuất hữu cơ) để làm môi trường sống cho các loài động vật, thực vật khác nhau trên hệ thống kênh rạch, ao hồ, khu vực có cây mọc tự nhiên, rừng, vườn quả hỗn hợp, cây trồng vùng đệm, cây xua đuổi côn trùng, cây trồng khác ngoài cây trồng sản xuất hữu cơ...

Hiện nay, trang trại có hơn 1.000 lợn nái, mỗi năm cung cấp cho thị trường hơn 10.000 lợn giống, lợn thương phẩm và gần 300 tấn rau sạch các loại.

Giá dầu quay đầu giảm do s��n lượng dự kiến sẽ tăng

Trong phiên giao dịch ngày 25/6, giá dầu Brent hôm nay giảm hơn 2% do các nhà đầu tư nhận định sản lượng sẽ tăng sau khi Tổ chức Các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) thống nhất nâng sản lượng.
Giá dầu tăng vọt trong tuần qua sau thỏa thuận mới của OPEC



OPEC đề xuất tăng sản lượng lên 1 triệu thùng dầu/ngày dù Iran phản đối[/a]

Cụ thể, giá dầu thô Brent kỳ hạn giao dịch ở mức 73,90 USD/thùng, giảm 2,2% so với đóng cửa phiên trước đó. Trong khi đó, dầu thô WTI của Mỹ ở mức 68,36 USD/thùng, hạ 0,3% so với phiên trước đó trong bối cảnh hoạt động khoan dầu ở Mỹ giảm nhẹ.
Kết thúc cuộc họp ngày 22/6 tại Vienna (Áo), OPEC và các nước đồng minh đã thống nhất tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng dầu/ngày. Giá dầu tăng mạnh sau quyết định nâng sản lượng của các nước thành viên trong và ngoài OPEC.
Giá dầu quay đầu giảm do sản lượng dự kiến sẽ tăng.
Sang phiên này, giá "vàng đen" chịu sức ép đi xuống do giới đầu tư đánh giá thỏa thuận mới của OPEC và các nước đồng minh dường như không thúc đẩy nguồn cung tăng cao như dự báo trước đó.
OPEC và các nhà sản xuất dầu chủ chốt khác, dẫn đầu là Nga đã cắt giảm sản lượng 1,8 triệu thùng/ngày từ đầu năm 2017 để hạn chế tình trạng dư cung trên thị trường dầu toàn cầu và hỗ trợ giá.
Tuy nhiên, do sự gián đoạn nguồn cung từ các nước thành viên OPEC gồm Venezuela và Angola, sản lượng khai thác dầu mỏ của tổ chức này đã không đạt mục tiêu cắt giảm đưa ra trước đó.
Ngân hàng Barclays của Anh dự báo thị trường thế giới trong giai đoạn 6 tháng cuối năm nay sẽ chuyển từ mức thiếu hụt 200.000 thùng/ngày sang dư thừa 200.000 thùng/ngày nhờ cam kết nâng sản lượng của OPEC và Nga.
Theo đánh giá của Công ty tư vấn năng lượng Wood Mackenzie, thỏa thuận mới này đại diện thỏa thiệp giữa áp lực của người tiêu dùng và nhu cầu đối với các nước sản xuất dầu mỏ để hạn chế đà tăng của giá dầu và ngăn ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế của những nước này.
Tại Mỹ, Công ty dịch vụ dầu mỏ Mỹ Baker Hughes cho biết các công ty năng lượng nước này đã cắt giảm 1 giàn khoan dầu mỏ trong tuần qua, ghi nhận mức sụt giảm đầu tiên trong 12 tuần, đưa tổng số lượng giàn khoan ở nước này giảm xuống 862 giàn khoan.

Thứ Hai, 25 tháng 6, 2018

Giá heo hơi hôm nay 23/6: Sốt giá lợn, vẫn nên tái đàn và bám sát tình hình

"Thời gian vừa qua, chăn nuôi lợn đã trải qua một đợt sốt giá kỷ lục sau một giai đoạn khủng hoảng nặng nề. Đối với người chăn nuôi cả lợn nái và lợn thịt, vẫn nên tái đàn, nhưng hết sức thận trọng, không tăng đàn ồ ạt vì dự báo tới đây giá lợn hơi không thể tiếp tục cao, giá bán có lời chút ít là mừng lắm rồi" - TS Đoàn Xuân Trúc, Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam nói.
Thưa ông, thời gian vừa qua, giá lợn hơi trên cả nước tăng mạnh, có lúc đạt đỉnh trên 50.000 đồng/kg so với thời gian dài xuống đáy, giảm giá có lúc chỉ hơn 20.000 đồng/kg, gây thua lỗ lớn cho người chăn nuôi. Ông có đánh giá như thế nào về sự việc này?
gia heo hoi hom nay 23/6: sot gia lon, van nen tai dan va bam sat tinh hinh hinh anh 1
TS. Đoàn Xuân Trúc - Phó Chủ tịch Hội Chăn nuôi Việt Nam.
Ngành chăn nuôi lợn của Việt Nam trải qua một đợt khủng hoảng rớt giá dài nhất, nặng nề nhất từ trước tới nay kể từ tháng 11/2016. Đến tháng 4/2018, giá lợn hơi tăng và tăng liên tục, tăng cao, hết tuần đầu của tháng 6 mới hết đà tăng và giảm nhẹ góp phần làm cho một số nông hộ, nhiều trang trại chăn nuôi lớn, các công ty chăn nuôi lợn đặc biệt là công ty FDI có lãi khá, giúp bù đắp một phần khoản thua lỗ rất lớn suốt thời gian thua thiệt trước đó.
Song, cũng thật tiếc vì những người chăn nuôi nhỏ lẻ, nông hộ thì không thu lợi được nhiều trong đợt tăng giá vừa rồi, vì trước đó họ đã không còn sức duy trì đàn nên phải giảm đàn quá nhiều để cắt lỗ. Cũng có nhiều hộ phải treo chuồng, khi giá lên thì không còn lợn để bán.
Duy trì được phần lớn đàn lợn là các trang trại lớn và và công ty còn có vốn, những công ty đã đầu tư nhiều và buộc phải nuôi. Hầu hết các công ty FDI, điển hình là C.P. Việt Nam do trường vốn, có chuỗi chăn nuôi "từ trang trại đến bàn ăn" và khả năng dự báo thị trường, họ chủ động sản xuất thức ăn, tăng đàn giống, mở rộng mạng lưới nuôi gia công, lại có nhà máy giết mổ, chế biến sâu, mạng lưới tiêu thụ lớn và ổn định nên không những vẫn duy trì mà còn mở rộng quy mô sản xuất, qua đợt sốt giá này thu lợi nhuận lớn.
Giá thịt lợn tăng cao đợt vừa rồi có nguyên nhân chính là nguồn cung không đáp ứng nổi nhu cầu. Cùng với đó, có yếu tố do tâm lí găm hàng chờ giá lên bán lấy lời cao hơn trong các trang trại và các công ty, tạo ra sức ép cho thị trường, nhưng cơ bản vẫn là do cung thấp hơn cầu!
Tuy nhiên, giá lợn hơi tăng cao đã gây ra mặt tiêu cực đó là khiến giá bán thịt lợn và các sản phẩm thịt lợn tăng. Người tiêu dùng phải mua thịt lợn với giá cao nên nhiều người đã từng bước chuyển sang tiêu thụ các sản phẩm khác thay thế, thị phần thịt heo đã có xu thế giảm.
gia heo hoi hom nay 23/6: sot gia lon, van nen tai dan va bam sat tinh hinh hinh anh 2
Thời gian vừa qua, chăn nuôi lợn đã trải qua một đợt sốt giá kỷ lục sau một giai đoạn khủng hoảng nặng nề.
Cùng với đó, giá thịt hơi cao đang tạo điều kiện cho việc nhập thịt lợn đông lạnh vào Việt Nam. Mặt khác, giá thịt lợn của Việt Nam tăng cao như vậy, giá lợn của Trung Quốc lại đang thời kỳ giảm, thấp hơn khoảng 10,000 đ đến 12,000 đ/kg so với gia lợn hơi của Việt Nam, tạo cơ hội để lợn sống, sản phẩm thịt lợn của Trung Quốc có thể thẩm lậu vào Việt Nam qua con đường tiểu ngạch bằng các lối mòn, lối mở, kể cả tình trạng khá nhiều dân hàng ngày cắp lợn sang bán ở chợ đường biên.
Dù chúng ta cố gắng làm tốt nhất khâu kiểm soát dọc đường biên cũng không thể ngăn triệt để, mối nguy cơ dịch bệnh tràn sang ngày càng cao.
Ông có những lời khuyên gì đối với người chăn nuôi trong thời điểm này?
Đối với người chăn nuôi cả lợn nái và lợn thịt, vẫn nên tái đàn, nhưng hết sức thận trọng, không tăng đàn ồ ạt vì dự báo tới đây giá lợn hơi không thể tiếp tục cao, giá bán có lời chút ít là mừng lắm rồi. Ai cũng ồ ạt tăng đàn sẽ không tránh khỏi tình trạng cung vượt xa cầu, sẽ có đợt khủng hoảng, rất có thể lặp lại kịch bản như năm cuối năm 2016, năm 2017 vừa rồi. Trong khi đó, chúng ta không thể xuất khẩu lợn tiểu ngạch sang Trung Quốc như trước, xuất khẩu chính ngạch chưa đàm phán xong. Một vài năm tới đây, chăn nuôi lợn của nước ta vẫn để tiêu dùng trong nước là chính mà thôi.
Người chăn nuôi lợn thương phẩm khi mua con giống phải hết sức cẩn trọng, chỉ mua những con giống từ những cơ sở uy tín, chât lượng. Thời điểm này, giá giống lợn gấp đôi so với mức bình thường nếu không đảm bảo chất lượng giống, sẽ thua lỗ nặng nề do năng suất thấp và chi phí sản xuất tăng.
Cần sớm chuyển sang chăn nuôi thâm canh: giống chất lượng, thức ăn đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng theo độ tuổi và nên tận dụng những nguyên liệu sẵn có ở địa phương để giảm giá thành thức ăn, ứng dụng công nghệ sinh học trong dinh dưỡng, phòng bệnh và xử lý môi trường…
Không những vậy, việc tái đàn vào mùa hè oi nóng, ẩm do mưa nhiều, dịch bệnh trên lợn rất dễ xảy ra, nhà chăn nuôi cần hết sức lưu ý phòng chống dịch bệnh tốt, hạn chế stress cho lợn…
gia heo hoi hom nay 23/6: sot gia lon, van nen tai dan va bam sat tinh hinh hinh anh 3
Người chăn nuôi lợn thương phẩm khi mua con giống phải hết sức cẩn trọng, chỉ mua những con giống từ những cơ sở uy tín, chât lượng.
Đối với lợn thịt khi đạt 100 kg, nên tránh tư tưởng găm hàng đợi giá lên cao nữa và nên bán đi để chốt lời chắc chắn. Cùng với đó, người chăn nuôi nên nhanh chóng tham gia vào các HTX, các chuỗi để có thông tin, đảm bảo đầu vào, đầu ra ổn định và có cơ hội tiếp cận được nguồn vốn của ngân hàng. Bởi khi tham gia các HTX, việc cho vay tái đàn dễ dàng hơn. Hoặc bà con có thể tham gia vào chuỗi của các doanh nghiệp trong nước, doanh nghiệp FDI hoặc chăn nuôi gia công cho họ để chủ động giải quyết về đầu vào, đầu ra và tình trạng thiếu vốn sản xuất.
Rõ ràng tình hình chăn nuôi lợn nước ta chưa bền vững, tính ổn định chưa cao nên lúc thừa lúc thiếu, giá cả lên xuống thất thường. Bản thân người chăn nuôi (kể cả doanh nghiệp) và các cơ quan quản lý sản xuất, thị trường, hiệp hội ngành nghề cần bám sát tình hình, tăng khả năng dự báo để tránh thua thiệt lớn.
Thưa ông, ở thời điểm này, giá thịt lợn hơi ở nước ta cao hơn so với Trung Quốc khá nhiều, liệu có chuyện lợn từ Trung Quốc xuất khẩu xuất ngược lại sang chúng ta không? Và điều này, ảnh hưởng trước mắt cũng như lâu dài với đối với ngành chăn nuôi Việt Nam như thế nào?
Thời điểm này, đây là vấn đề các cơ quan chức năng và người chăn nuôi cần hết sức lưu ý và quan tâm đặc biệt. Thị trường chăn nuôi lợn nước ta luôn chịu ảnh hưởng của thị trường quốc tế và yếu tố biên mậu, đặc biệt là những biến động thị trường của ngành lợn Trung Quốc sẽ ảnh hưởng nhanh và trực tiếp đến ngành chăn nuôi lợn nước ta.
Trung Quốc là nước nhập khẩu thịt lợn nhiều nhất thế giới. Bởi, đây là đất nước đông dân lại ưa thích ăn thịt lợn, đặc biệt là thịt tươi mát. Cùng với đó, chính sách của Trung Quốc siết chặt các trang trại chăn nuôi gây ô nhiễm môi trường, nguồn cung thấp hơn nhu cầu, giá lợn tăng cao. Thời điểm đó, nước ta cũng xuất khẩu tiểu ngạch lợn sống sang Trung Quốc khá nhiều.
Khi giá thịt lợn lên cao, chính quyền Trung Quốc có nhiều chính sách như cho vay lãi suất thấp, ưu tiền giá thuê đất, miễn giảm thuế doanh nghiệp… khuyến khích doanh nghiệp đầu tư nuôi lợn theo hướng quy mô lớn, công nghệ cao, đảm bảo kiểm soát ô nhiễm môi trường.
Doanh nghiệp đua nhau xây trại lớn, tăng đàn ồ ạt nên đàn lợn của Trung Quốc đang dư thừa, dù lượng thịt nhập khẩu giảm đi rất nhiều. Ví dụ như năm 2014, 2015 mỗi năm Trung Quốc nhập tới hơn 2 triệu tấn thịt lợn nhưng 2016 giảm xuống; năm 2017 chỉ còn nhập khoảng 1,2 triệu tấn nhưng giá thịt lợn Trung Quốc vẫn xu thể giảm tiếp. Hết quý 1/2018, giá thịt lợn nước này xuống thấp, giảm tới 25% so năm 2017 và hiện tại chỉ khoảng 38.000 đ/kg – 40.000 đ/kg, thấp hơn trên 10.000 đồng/kg so với giá lợn hơi tại Việt Nam.
Trước mắt, giá lợn hơi Trung Quốc thấp hơn Việt Nam, nên không thể tránh khỏi lợn của họ thẩm lậu sang nước ta. Lợn không đi qua cửa khẩu, song ở những lối mòn, lối mở sẽ vượt biên vào ta. Điều này, chắc chắn ảnh hưởng đến sản xuất trong nước, nhưng cái nguy hiểm nhất đó là sẽ đưa các bệnh vào Việt Nam như: lở mồm long móng, hen suyễn, rối loạn hô hấp, sinh sản…
Về lâu dài, nếu hai nước Việt Nam – Trung Quốc ký hiệp định Thú y để xuất khẩu lợn chính ngạch, rất có thể lợn của họ quay ngược trở lại vào thị trường của ta, khi có sự chênh lệch giá bán trên dưới 5.000 đ/kg trở lên. Chúng ta lại có Chiến lược phát triển chăn nuôi lợn để xuất khẩu sang các nước, đặc biệt là thị trường Trung Quốc, vì về lâu dài đây vẫn là nước nhập khẩu nhiều thịt lợn. Đây là chủ trương đúng nhưng cần thận trọng và tăng khả năng dự báo thị trường.
Ngành chăn nuôi lợn nước ta chứng kiến một chu kì tăng – giảm giá khá dài, gần 2 năm, thua lỗ nhiều, nhưng trong bối cảnh khi giá tăng mạnh thì người chăn nuôi nhỏ lẻ hết lợn để bán, chỉ còn những người trường vốn, các công ty FDI. Theo ông qua đây, ngành đã rút ra những bài học gì và Nhà nước cần có những thay đổi gì về chính sách chăn nuôi để hướng tới sự bền vững cho ngành?
Thứ nhất, diễn biến giá thịt lợn như vài tháng qua rõ ràng là cơ quan quản lý nắm tình hình không kịp, không sát nên rất bị động trong việc điều hành sản xuất và thị trường, điều hành không theo kịp diễn biến thực tế. Nguyên nhân chính là số liệu thống kê không kịp thời và thiếu chính xác. Vì thế, ngành thống kê phải cung cấp số liệu kịp thời và chính xác để có thể phục vụ tốt cho công tác điều hành sản xuất và thị trường.
Đây là chu kì kéo dài và thiệt hại lớn nhất từ trước đến nay, khi mà nguồn cung giảm dần, không cân đối với cầu đến mức nào đó sẽ dẫn tới tình trạng sốt giá. Cần giảm đàn đến mức nào đó cho hợp lý và cũng cần phanh lúc cần thiết. Nếu đầu lợn chỉ giảm 5,8% như số liệu bên thống kê thì không thể tạo cơn sốt giá như như đợt vừa rồi.
Thứ hai, ngành chăn nuôi lợn rất cần phải đầu tư thâm canh, đừng tăng đầu con nhiều, mà là tăng năng suất và tăng chất lượng, vừa giảm tác động đến ô nhiễm môi trường lại giảm được giá thành, tăng hiệu quả và khả năng cạnh tranh sản phẩm cũng tăng hơn…Khi có biến động, giá thị trường có giảm sâu thì cũng đỡ thiệt hại hơn.
Muốn đầu tư thâm canh thì Nhà nước cũng phải có chính sách khuyến khích doanh nghiệp đầu tư quy mô lớn, công nghệ cao kể cả trong khâu sản xuất chăn nuôi và cung đoạn giết mổ, chế biến, dự trữ sản phẩm thịt.
Một điều nữa, sắp tới Dự thảo Luật Chăn nuôi được Quốc hội phê duyệt thì chăn nuôi phải có đăng ký để cơ quan quản lý nước có thể nắm được số liệu tương đối chính xác, để kịp thời chỉ đạo sản xuất và dẫn dắt thị trường, kiểm soát. Trong khi chờ đợi Quốc hội thông qua đến khi Luật Chăn nuôi có hiệu lực thi hành, chúng ta nên sớm áp dụng biện pháp chăn nuôi lợn có đăng ký.
Nhà nước cần khuyến khích và làm mạnh hơn việc hình thành các tổ hợp tác chăn nuôi và nông hộ phải tham gia vào chuỗi thì mới có thể duy trì được.
Một số giải pháp mang tính lâu dài đó là tăng cường tuyên truyền thói quen tiêu dùng sản phẩm chăn nuôi của người Việt Nam, đặc biệt là sản phẩm thịt lợn theo hướng chuyển dần từ thịt tươi sang sản phẩm đông lạnh, tăng dần sử dụng sản phẩm chế biến sâu và chế biến sẵn từ thịt lợn