Những bình luận từ các nhà sản xuất dầu mỏ trên thế giới về khả năng tăng sản lượng sẽ là vấn đề chính mà thị trường chú ý trong tuần này.
ảnh minh họa
Tổ chức Các quốc gia sản xuất dầu mỏ (OPEC) dự kiến họp tại trụ sở ở Vienna, Áo, cùng Nga, thành viên phi OPEC, vào ngày 22/6 để thảo luận về chính sách sản xuất.
Giá dầu gần đây đi xuống do lo ngại OPEC và các nước phi OPEC, do Nga dẫn đầu, sẽ tăng sản lượng thêm 1 triệu thùng/ngày, sớm nhất trong tháng 6, để bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ Venezuela và Iran.
OPEC và các nước phi OPEC đã hạn chế sản lượng khoảng 1,8 triệu thùng/ngày để thúc đẩy giá dầu tăng, giảm dự trữ toàn cầu. Thỏa thuận này có hiệu lực từ tháng 1/2017 và dự kiến hết hạn vào cuối năm 2018.
Tuy nhiên, Arab Saudi và Nga tuyên bố có thể nới lỏng hạn chế sau khi các bên tiêu thụ như Mỹ, Trung Quốc và Nga đã giúp củng cố lực cầu.
Trong khi đó, giới buôn dầu sẽ xem xét việc sản lượng dầu từ Mỹ tiếp tục tăng đều trong những tuần tới do số lượng giàn khoan ở Mỹ gia tăng. Các công ty Mỹ triển khai thêm một gian khoan vào tuần trước, nâng tổng số giàn khoan lên 862, cao nhất kể từ tháng 3/2015. Công ty dịch vụ năng lượng Baker Hughes của General Electric thông báo hôm 8/6. Sản lượng dầu ở Mỹ hiện là 10,8 triệu thùng/ngày, chỉ đứng sau Nga, 11 triệu thùng/ngày.
Giá dầu WTI hôm 8/6 giảm 21 cent, tương đương 0,3%, xuống 65,74 USD/thùng. Nhìn chung cả tuần, giá dầu WTI giảm 0,1% và là tuần giảm thứ ba liên tiếp.
Giá dầu Brent giảm 86 cent, tương đương 1,1%, xuống 76,46 USD/thùng. Nhìn chung cả tuần, giá dầu Brent giảm 0,4%.
Đây là những sự kiện có thể ảnh hưởng tới thị trường dầu trong tuần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét