Theo Bnews, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) chi nhánh tỉnh Bình Phước, các ngân hàng trên địa bàn tỉnh đã cơ cấu thời hạn trả nợ gốc, giảm lãi cho hàng nghìn nông dân trồng tiêu bị thiệt hại do cây chết hàng loạt.
Theo đó, các chi nhánh ngân hàng đã cơ cấu thời hạn trả nợ gốc và lãi cho 764 khách hàng với dư nợ hơn 354 tỷ đồng; giảm lãi cho 4.411 khách hàng với dư nợ được giảm lãi hơn 918 tỷ đồng, số tiền lãi được giảm hơn 8 tỷ đồng.
Tỉnh Bình Phước được xem là “thủ phủ” cây hồ tiêu của cả nước với diện tích trên 14.000 ha. Trong các niên vụ 2018 – 2019 và 2019 – 2020 nhiều diện tích cây hồ tiêu trên địa bàn Bình Phước xảy ra tình trạng chết hàng loạt do mắc bệnh, gây thiệt hại lớn cho nông dân.
Tại huyện Bù Gia Mập, trong niên vụ 2019 – 2020 bị thiệt hại nặng nhất với 1.100 ha diện tích cây tiêu bị chết, trong đó xã Đăk Ơ chiếm phần lớn, với 875 ha hồ tiêu chết.
Trước những thiệt hại trên của nông dân trồng tiêu, UBND tỉnh Bình Phước phê duyệt chính sách hỗ trợ nông dân có tiêu trồng bị chết trên địa bàn tỉnh với tổng diện tích hỗ trợ 1.658 ha, kinh phí hỗ trợ 8,2 tỷ đồng.
Tính từ đầu năm đến nay, giá tiêu tăng mạnh tới 50%, gần chạm ngưỡng 90.000 đồng/kg. Đây là kết quả của nguồn cung thiếu hụt do chịu ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và thời tiết xấu khiến sản lượng giảm.
Theo ước tính của Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam, sản lượng tiêu năm 2021 giảm khoảng 25% so với cùng kỳ năm ngoái xuống khoảng 180.000 tấn.
Thêm vào đó, trao đổi với người viết, ông Hoàng Phước Bính, Phó chủ tịch Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê (Gia Lai) cho biết giới đầu cơ tăng cường mua vào, găm hàng khiến cho giá càng được đẩy lên.
“Giai đoạn tháng 5, khi giá tiêu khoảng 50.000 đồng/kg, giới đầu tư bắt đầu gom hàng. Và họ được ví với cái tên “nhà giàu” trong ngành bởi hiện giá đang rất cao trong khi nhiều người dân không còn nhiều”, vị này nhận định.
Hồi tháng 8, khi nhiều tỉnh phía nam, Tây Nguyên loay hoay với những quy định phòng dịch, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu tiêu đau đầu trong việc thu mua hàng, một phần giao thông, vận tải khó khăn vì không có giấy đi đường, phần khác là vì các đại lý, đầu cơ đã gom hàng trước đó.
Chia sẻ với người viết, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group Phan Minh Thông, người được mệnh danh là “vua tiêu” cho biết ngay cả khi doanh nghiệp không thể thu mua được hàng do quy định giãn cách xã hội nhưng giá tiêu vẫn tăng mạnh bởi yếu tố đầu cơ.
“Những diễn biến thị trường vừa qua không khác mấy với trò “đỏ-đen” khi yếu tố đầu cơ quá nhiều”, ông Thông cho biết.
Tuy nhiên, hiện tại, ông Thông cho biết hoạt động thu mua suôn sẻ hơn thời điểm giãn cách xã hội và hàng cũng đã "sẵn" hơn nhưng phải mua với giá cao.
Việc doanh nghiệp xuất khẩu không thể xuất hàng (phần vì logistics, COVID-19, phần vì không mua được hàng) đã phản ánh ngay trong kết quả xuất khẩu tiêu tháng 9.
Theo số liệu của Tổng cục Hải quan, xuất khẩu hồ tiêu của Việt Nam trong tháng 9 đạt 15.336 tấn, trị giá đạt 61,8 triệu USD, giảm 13% về lượng và 7% về trị giá so với tháng trước, đồng thời so với cùng kỳ năm ngoái giảm 16% về lượng nhưng tăng 35,4% về trị giá.
Những ngày đầu tháng 10, giá tiêu dao động khoảng 78.000 – 82.000 đồng/kg. Đây là mức cao nhất trong 4 năm trở lại đây và gấp đôi so với thời kỳ chạm đáy vào tháng 4/2020.
Trao đổi với người viết, ông Hoàng Phước Bính, Phó Chủ tịch Hiệp hội hồ tiêu Chư Sê cho biết cứ 8 – 10 năm, giá tiêu sẽ bắt đầu chu kỳ tăng mới và có thể đạt đỉnh như chu kỳ trước.
Đỉnh điểm như năm 2015, giá tiêu đạt 220.000 đồng/kg nhưng giai đoạn 2016 - 2020 mỗi năm giá xuống vài chục nghìn đồng/kg, cho đến đầu tháng 4/2020 thì giá chạm đáy 34.000 đồng/kg.
Từ đó, giá bắt đầu khởi sắc và sắp chạm ngưỡng 85.000 đồng/kg. Như vậy, có thể xác định năm 2020 – 2021 là năm giá chạm đáy và bắt đầu một chu kỳ lên giá mới.
Trước đó, giá hồ tiêu rất thấp, người dân càng đầu tư vào vườn tiêu thì càng bị lỗ. Vì vậy, các chủ vườn tiêu đã bỏ bê, không đầu tư chăm sóc và diện tích giảm rất nhiều.
"Qua khảo sát chúng tôi ước tính diện tích cho thu hoạch năm 2021 chỉ còn chưa tới ½ so với diện tích năm 2017 (153.000 ha).
Bên cạnh đó, thời tiết mưa, hạn thất thường khiến tiêu ra gié và kết trái rất ít nên năng suất giảm rất nhiều", ông Bình nói.
Với 2 yếu tố trên, sản lượng của vụ thu hoạch năm 2020 – 2021 giảm trên 30% so với năm trước, chỉ đạt 150.000 nghìn tấn. Do đó, lượng tiêu xuất khẩu năm 2021 dự báo sẽ giảm mạnh so với năm 2020.
Trước năm 2021, sản lượng hồ tiêu dồi dào, giá thấp, các doanh nghiệp nước ngoài tranh thủ cơ hội mua tạm trữ và khả năng nguồn hàng này sắp cạn. Doanh nghiệp phải bổ sung nguyên liệu từ thủ phủ hồ tiêu Việt Nam.
"Do đó, chúng tôi khẳng định giá tiêu đang dần tốt lên và khả năng đến cuối năm giá sẽ đạt từ 90.000 – 100.000 đồng/kg", ông Bính cho biết.
Thực tế, ở 6 tỉnh trồng tiêu trọng điểm chiếm 90% diện tích, đang xôn xao việc tìm mua trụ gỗ, trụ bê tông, cây trụ sống và giống để bắt đầu trồng mới diện tích hồ tiêu.
Ông Bính khuyến cáo các chủ vườn nên trồng xen canh với cây lâu năm, không tái canh trên vườn tiêu cũ đã chết. Đồng thời, chọn đất, chọn giống tốt và tuân thủ quy trình theo hướng hữu cơ để phát triển ngành tiêu bền vững.
Ai là người hưởng lợi?
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), giá tiêu xuất khẩu trong tháng 8 đạt mức cao nhất gần 4 năm khi Mỹ và các nước Châu Âu đang dần mở cửa kinh tế trở lại sau thời gian dài chống chọi với đại dịch COVID-19.
Giá tiêu xuất khẩu tăng nhưng các doanh nghiệp xuất khẩu chưa thể vui. Theo ông Bính, nhiều doanh nghiệp ký bán trước giá thấp từ 40.000 – 55.000 đồng/kg nay phải mua với giá trên 70.000 đồng/kg để giao hàng theo hợp đồng nên bị lỗ nặng.
Bên cạnh đó, giá cước tàu vận chuyển đi các nước Trung Đông, Châu Âu, Mỹ… tăng lên 6-10 lần so với trước đây khiến doanh nghiệp không thu được nhiều lợi nhuận.
Cục Xuất nhập khẩu cho biết doanh nghiệp đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng để giao cho đối tác nước ngoài. Do đó, dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.
Theo Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), lệnh giãn cách xã hội đang dần được nới lỏng, doanh nghiệp tăng thu mua để đảm bảo đủ nguồn cung hạt tiêu xuất khẩu, giá tiếp tục tăng lên mức cao.
Những ngày giữa tháng 9, giá hạt tiêu đen tại thị trường nội địa tăng từ 2 – 2,7% so với ngày 30/8, lên mức 76.000 – 80.000 đồng/kg. Giá hạt tiêu trắng ở mức 119.000 đồng/kg, tăng 2.000 đồng/kg (tương đương mức tăng 1,7%) so với cuối tháng 8 và tăng mạnh 77% so với cùng kỳ năm 2020.
Ảnh: PasGo
Cục Xuất nhập khẩu cho biết doanh nghiệp đã bắt đầu thu mua trở lại để chuẩn bị nguồn hàng để giao cho đối tác nước ngoài. Do đó, dự báo xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam trong thời gian tới sẽ khả quan hơn.
Trước đó, việc sản xuất, tiêu thụ tiêu giảm sút do ảnh hưởng bởi dịch COVID-19 và nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng được yêu cầu "3 tại chỗ". Theo đó, xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam tháng8đạt 17,6 nghìn tấn, trị giá 66,5 triệu USD, giảm 33% về lượng và giảm 30,1% về trị giá so với tháng 7/2021, theo số liệu Tổng Cục Hải quan.
Theo số liệu của Cục Xuất nhập khẩu, giá tiêu xuất khẩu trong tháng 8 đạt mức cao nhất gần 4 năm. Mỹ và các nước Châu Âu đang dần mở cửa kinh tế trở lại sau thời gian dài chống chọi với đại dịch COVID-19.
Nhờ vậy, nhu cầu hàng hóa, trong đó có mặt hàng tiêu tăng mạnh, đặc biệt là khi sắp bước vào các dịp lễ, Tết vào cuối năm.
Tuy nhiên, dường như ngành tiêu đang để lỡ cơ hội giá tiêu tăng mạnh này khi kết quả xuất khẩu giảm sút mạnh trong tháng 8.
Theo đó, lượng hạt tiêu xuất khẩu trong tháng 8 đạt xấp xỉ 17 nghìn tấn – mức thấp nhất kể từ tháng 2, trị giá 63 triệu USD, giảm 36% về lượng và giảm 33,6% về trị giá so với tháng 7.
Diễn biến phức tạp của dịch COVID-19 là nguyên nhân khiến xuất khẩu hạt tiêu của Việt Nam giảm trong tháng 8. Theo đó, việc các nhà máy phải thực hiện 3 tại chỗ và những khó khăn trong vận chuyển trong nước và xuất khẩu đã khiến doanh nghiệp hồ tiêu lỡ nhịp so với thế giới.
Trao đổi với người viết ông Phan Minh Thông, Chủ tịch HĐQT Phúc Sinh Group cho biết trong thời gian thực hiện yêu “3 tại chỗ”, nhà máy của ông của có thể hoạt động 30% do không thể đáp ứng được toàn bộ điều kiện ăn, ở cho toàn bộ công nhân. Ngoài ra, công ty cũng phải chật vật để xin giấy đi đường cũng khiến hoạt động sản xuất đình trệ.
“Chúng tôi phải mất 1 tháng để xin được giấy đi đường”, ông Thông cho biết.
Theo nguồn tin riêng, xuất khẩu hồ tiêu của Phúc Sinh trong 8 tháng đầu năm nay giảm gần 21% so với cùng kỳ năm ngoái xuống 12,4 nghìn tấn.
Phúc Sinh là doanh nghiệp xuất khẩu tiêu lớn thứ 4 Việt Nam và cũng là doanh nghiệp ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong số 4 ông lớn ngành tiêu.
Hàng loạt yếu tố tích cực đang hiện hữu ở thị trường hồ tiêu trong thời gian tới và hứa hẹn đưa ngành tiêu thoát khỏi bóng đen khủng hoảng kéo dài nhiều năm liên tiếp. Hiện, giá tiêu đang dao động trong khoảng 74.000 - 79.000 đồng/kg, tức gấp đôi so với đầu năm.
Giá tiêu xuất khẩu trung bình trong 7 tháng đầu năm đạt khoảng 3.291 USD/tấn, tăng 51% so với cùng kỳ năm ngoái.
Mới đây, Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công Thương), dự báo giá hạt tiêu thế giới sẽ được hỗ trợ do thiếu hụt nguồn cung tạm thời từ Việt Nam. Giá cước phí tăng cao và tình trạng thiếu container rỗng khiến một lượng hạt tiêu xuất khẩu vẫn đang ùn ứ tại các cảng phía Nam Việt Nam.
Ảnh: Báo Thanh tra
Một số ý kiến tỏ ra lo ngại nguồn cung hạt tiêu được bù đắp khi các nước Indonesia, Trung Quốc, Malaysia, Brazil, Campuchia bước vào vụ thu hoạch mới vào tháng 7 và tháng 8.
Tuy nhiên, sản lượng của một số nước này được dự báo sẽ giảm. Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, tại Indonesia, vụ thu hoạch hạt tiêu năm nay diễn ra vào tháng 7, tháng 8, nhưng sản lượng dự kiến sẽ giảm trên 20% so với vụ mùa năm 2020.
Tại Brazil, sản lượng hạt tiêu được dự báo giảm mạnh trong năm 2021 do quốc gia này có khả năng phải đối mặt với một đợt hạn hán nghiêm trọng nhất trong 91 năm qua trong thời gian từ tháng 6 đến tháng 9.
Còn tại Việt Nam, quốc gia chiếm tới một nửa nguồn cung tiêu trên toàn thế giới, Hiệp hội Hồ tiêu Việt Nam (VPA) dự báo sản lượng giảm khoảng 25% do ảnh hưởng bởi thời tiết và diện tích trồng bị co hẹp do những năm qua giá tiêu thấp, người dân bỏ vườn.
Bên cạnh nguồn cung giảm, nhu cầu tại các thị trường Mỹ và châu Âu cũng đang dần tăng lên khi các nước đang nới lỏng giãn cách xã hội.
Theo số liệu của VPA, Mỹ là quốc gia nhập khẩu tiêu lớn nhất của Việt Nam chiếm 22% lượng xuất khẩu của mặt hàng này. Châu Âu xếp vị trí thứ hai, sau Trung Quốc chiếm khoảng 13%.
Kim ngạch xuất khẩu sang hai thị trường này tăng khoảng 5 - 7% trong 7 tháng đầu năm. Do đó, giá tiêu trong quý III được hỗ trợ bởi cả hai yếu tố là thị trường tiêu thụ sôi động hơn trong khi nguồn cung ở các quốc gia lớn bị co hẹp lại.
Trong 7 tháng đầu năm, giá tiêu liên tục tăng nhờ vậy mặc dù khối lượng xuất khẩu giảm 1,3% nhưng kim ngạch tăng tới 50% so với cùng kỳ năm ngoái, đạt 599 triệu USD, theo số liệu Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
Tháng 4, giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt mức 3.265 USD/tấn – ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 12/2018, tăng 10,6% so với tháng 3/2021 và tăng 62,2% so với tháng 4/2020.
Theo Trung tâm Tin học và Thống kê, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, khối lượng hạt tiêu xuất khẩu tháng 5 năm 2021 ước đạt 30 nghìn tấn, với giá trị đạt 102 triệu USD, đưa khối lượng xuất khẩu tiêu 5 tháng đầu năm 2021 đạt 124 nghìn tấn và 387 triệu USD, giảm 15,6% về khối lượng nhưng tăng 25,2% về giá trị so với cùng kỳ năm 2020.
Tháng 4, giá tiêu xuất khẩu bình quân của Việt Nam đạt mức 3.265 USD/tấn – ghi nhận mức cao nhất kể từ tháng 12/2018, tăng 10,6% so với tháng 3/2021 và tăng 62,2% so với tháng 4/2020.
Giá tiêu xuất khẩu bình quân 4 tháng đầu năm 2021 đạt 3.039 USD/tấn, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2020.